| Hotline: 0983.970.780

So đo với bên ngoại

Thứ Hai 16/01/2012 , 11:19 (GMT+7)

Cuộc sống gia đình khá nhiều phức tạp. Chỉ riêng việc ứng xử thế nào với “bên ngoại” cũng là cả một nghệ thuật để tránh bị vợ nghĩ đối phương coi thường gia đình mình. Điều này quả thực không đơn giản!

Khu phố tôi có một anh tiến sĩ. Kinh tế gia đình anh cũng thuộc dạng khấm khá nhưng khổ nỗi chẳng ai kiếm được của nhà anh một ly nước! Với hàng xóm đã đành nhưng ngay cả với người nhà bên vợ anh cũng ki bo quá mức. Dường như anh cứ thấy tiêng tiếc mỗi khi chi cho “bên ngoại”. Chị Thoa, vợ anh là con gái út trong gia đình sinh con một bề. Bố mẹ mất sớm, người chị lớn nhận trách nhiệm cúng giỗ. Hằng năm, đến dịp cúng giỗ, cả 3 chị em cùng gom góp để sắp mâm cơm cúng tế.

 Chị Thoa bàn bạc, hỏi ý kiến chồng xem nên gửi chị cả bao nhiêu tiền góp giỗ. Anh tiến sĩ chồng chị tính toán rất nhanh rồi “phán”: “Cứ theo thứ bậc mà chia, nhà mình con út chỉ góp bằng 1/3 bác cả”. Chị Thoa không chịu: “Con nào mà chẳng là con, với lại bác ấy cũng là phận gái. Mình làm thế người ta cười cho”. “Vậy, cô cứ gánh tất luôn đi cho người ta khỏi cười. Nghèo còn sĩ!” - chồng Thoa giận rỗi bỏ đi mặc cho vợ tủi thân, thút thít.

Từ đó, Thoa ngại chẳng bàn bạc gì với chồng những chuyện liên quan tới bên ngoại để tránh xảy ra mâu thuẫn. Dù vậy nhưng trong lòng Thoa vẫn rất chua chát mỗi khi nghĩ tới việc chồng mình chẳng bao giờ quan tâm đến gia đình vợ, chưa một lần thực tâm biếu bố, mẹ vợ đồng quà, tấm bánh khi họ còn ở trần gian! Vậy mà, hễ cô có quan tâm tới bố mẹ và chăm lo cho các cháu con các chị gái đôi chút thì y như rằng bị chồng lườm nguýt, mặt nặng mày nhẹ làm như cô khuân hết đồ của nhà về bên đó. Thật khó chịu vô cùng!

Chẳng hơn gì chồng Thoa, chồng Lan cũng có tật “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, cứ liên quan đến nhà vợ là anh ta chỉ sợ thiệt hơn. Vừa rồi, vợ chồng Lan đi chung taxi với vợ chồng em trai cô về quê dự cưới. Lúc xuống xe, thấy chồng nằng nặc đòi chia đôi tiền taxi với em vợ, Lan ngượng chín mặt. Cuối cùng, vợ chồng cậu em trai Lan tranh trả hết, chồng cô lại cười rất tươi. Lan nhắc khéo vai trò anh chị thì chồng cô xuề xòa, nó thật “hào phóng”: “Người một nhà, đi đâu mà thiệt”.

Chưa hết, hôm cháu lớn con anh cả nhà Lan lập gia đình, cô bàn với chồng mua cho cháu dâu nửa chỉ vàng gọi là quà mừng nhưng chồng Lan giãy nảy: “Mừng gì mà nhiều thế, vàng đang đắt, nửa chỉ là hơn 2 triệu. Thôi, cứ cho nó 500 nghìn là đủ. Như thế đã gấp đôi người khác”. Giận chồng ki bo nhưng không muốn vì thế mà gia đình căng thẳng nên Lan nín lặng làm theo. Nhớ lại chỉ vài tuần trước khi cháu ruột anh bị ốm, anh chẳng ngại ngần biếu chị gái 3 triệu, mặc vợ có đồng ý hay không. Lan xót của, xuýt xoa thì chồng nổi cáu: “Con cháu trong nhà, mình không lo thì ai lo. Cô chỉ biết bên nhà cô thôi à”. Những lúc ấy Lan mới cảm nhận hết tính ích kỷ của chồng.

Từ lâu, tâm lý “bên nội, bên ngoại”, “dâu con, rể khách” đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều người khiến không ít đức ông chồng coi thường bên ngoại. Họ chỉ chăm lo, vun vén bên nhà mình mà tính toán chi li với bên nhà vợ hoặc coi “ngoại là ngoài” nên chẳng mặn mà gì nhất là khi đụng chạm đến kinh tế. Nên chăng, những đấng mày râu hãy suy nghĩ lại, muốn vợ tôn trọng mình và gia đình mình thì hãy học cách tôn trọng bên ngoại, coi nhà vợ cũng như nhà mình để vợ chồng thoải mái, cùng nhau san sẻ mọi công việc đôi bên.

Chớ nên “nhất bên trọng, nhất bên khinh” sẽ gây nên những bất hòa trong cuộc sống vợ, chồng và vô hình trung khiến người vợ tủi thân, hụt hẫng, thậm chí oán trách chồng. Đây thực sự là mầm họa tiềm ẩn làm tổn thương tình cảm và rạn nứt hạnh phúc gia đình cần loại bỏ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm