| Hotline: 0983.970.780

Tại sao Trung Quốc lại mở rộng căn cứ không quân chỉ cách Đài Loan 250km?

Thứ Năm 17/05/2018 , 07:05 (GMT+7)

Trung Quốc đang mở rộng một căn cứ không quân trên bờ biển Đông, sát nách Đài Loan và các hòn đảo mà cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đang tranh chấp, tạp chí quốc phòng trực tuyến Defensenews.com (DNC), Mỹ cập nhật.

Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 và máy bay ném bom Xian H-6K của PLAAF luôn luôn đi kèm bên nhau

Theo DCN, ảnh vệ tinh chụp  tháng 4 cho thấy Trung Quốc đã  xây dựng 24 nhà chờ máy bay mới, đường bay và các tòa nhà tại căn cứ không quân gần thị trấn Xiapu, thuộc tỉnh Phúc Kiến, ven biển của Trung Quốc.

Các nhà chờ máy bay mới này được xây dựng trong 4 cụm bán phân tán, mỗi cụm gồm 6 nhà chờ, được xây dựng gần cuối đường băng dài trên 2,7 km, phần còn lại nằm rải rác một trong hai khu vực đang có 20 nhà chờ máy bay được ngụy trang cẩn thận. Mỗi cụm trú ẩn máy bay dài trên 30 m và rộng 18m, đủ để chứa các dòng máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30/35 và Shenyang J-11/15/16 Flanker.

Những bức ảnh vệ tinh chụp được về căn cứ không quân Xiapu hồi đầu tháng 9 năm 2017 cho thấy, những nơi trú ẩn máy bay đang được xây dựng khẩn trương. Ảnh vệ tinh chụp gần đây cho thấy, các công trình này gần hoàn thành.

Một số tòa nhà quân sự cũng đã được xây dựng như một phần của dự án nâng cấp, bao gồm 5 khối doanh trại mới. Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng cũng đang được diễn ra ở phía đông bắc sân bay, điều này cho thấy sẽ có nhiều cơ sở mới tiếp tục được xây dựng.

Căn cứ không quân Xiapu chỉ cách Đài Bắc, Đài Loan 160 dặm (trên 250km) và 225 dặm (360km) từ quần đảo Senkaku của Nhật Bản ở Biển Đông, gần hơn cả máy bay chiến đấu Nhật Bản ở khu vực gần như Naha ở Okinawa (260 dặm hay 416km). Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố quyền sở hữu của họ đối với các hòn đảo này, nơi mà người Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu Islands).

Việc xây dựng các nhà chờ máy bay mới tại Xiapu cho thấy Trung Quốc không chỉ nâng cấp nó lên thành một căn cứ không quân với trung đoàn hoặc lữ đoàn máy bay chiến đấu túc trực mà còn coi đây là một căn cứu không  quân hoạt động vĩnh viễn. Trước đó, căn cứ không quân này chỉ dùng cho mục đích triển khai không quân, nhưng kể từ năm 2012 sau khi hoàn thành nó đã luân phiên đón tiếp máy bay của khoảng 12 loại chiến đấu cơ thuộc Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc hay PLAAF.

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy có nhiều loại  máy bay chiến đấu đa năng được đồn trú tại căn cứ, như Sukhoi Su-30 (mua của Nga) hoặc máy bay đánh chặn Shenyang J-11 do Trung Quốc sản xuất,  được sử dụng đi cùng máy bay ném bom của PLAAF và máy bay thu thập tình báo tại khu vực Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako.

Theo các nguồn tin do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, các máy bay chiến đấu này đến và đi đều qua Xiapu...

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Trung Quốc bay qua kênh Bashi phía nam Đài Loan, đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 được sử dụng cho nhiệm vụ nói trên. Các chuyến bay này khiến cả Không quân Nhật lẫn Lực lượng Không quân Đài Loan tiến hành ngăn chặn, cả máy bay ném bom lẫn máy bay do thám của PLAAF, gồm cả Tupolev Tu-154 lẫn Shaanxi Y-8 đều được phía Nhật Bản và Đài Loan theo dõi chặt chẽ.

Căn cứ không quân Xiapu của TQ (ảnh chụp qua vệ tinh tháng 7/2017)

 

(Theo Defensenews.com - 5/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm