| Hotline: 0983.970.780

Tam Nông gia tăng bệnh Tay - Chân - Miệng

Thứ Tư 31/07/2013 , 10:36 (GMT+7)

Đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông (Đồng Tháp), chúng tôi tận mắt chứng kiến các y bác sĩ ở đây tất bật khám và điều trị cho các trường hợp bệnh tay-chân-miệng.

Đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông (Đồng Tháp), chúng tôi tận mắt chứng kiến các y bác sĩ ở đây tất bật khám và điều trị cho các trường hợp bệnh tay-chân-miệng đang nằm nội trú.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, ngụ ở ấp khu 8, xã Phú Đức đang chăm sóc cháu Huỳnh Thị Ngọc Thắm 4 tuổi bị bệnh tay-chân-miệng nằm ở phòng cách ly của bệnh viện huyện bày tỏ: “Em gửi nó ở nhà trẻ, chiều rước về thấy chúa nổi mấy cái mụn đỏ trên tay nên chở liền ra bệnh viện khám. Bác sĩ nói nó bị bệnh tay-chân-miệng kêu nhập viện. Em cho nó nhập viện tới bữa nay luôn”.

Chị Lê Thị Kiều, ở ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ cũng đang chăm sóc cháu Trần Văn Đạt bị bệnh tay - chân - miệng chung phòng cách ly của bệnh viện huyện cho biết: “Cho uống thuốc 2 ngày thấy không hết, chở vô bệnh viện khám, bác sĩ nói em bé bị bệnh tay-chân-miệng nhập viện đi, cái lưỡi nó rộp lên ăn không được”.

Bệnh tay - chân - miệng tại huyện Tam Nông hiện đang diễn biến phức tạp. Tính từ đầu năm 2013 đến ngày 30/7, trên địa bàn huyện đã xảy ra 165 trường hợp mắc bệnh. Đa số bệnh nhân đều là trẻ em, trong đó có 6 ca nặng và 1 ca tử vong là một bé trai 18 tháng tuổi ở xã Phú Thành A!

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Hiếu Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông cho biết: “Năm 2013, số bệnh nhân tay-chân-miệng tăng. Tới giờ phút này ở Tam Nông, bệnh nhân tay-chân-miệng vẫn còn tiếp tục tăng và số bệnh nhân lại cao hơn cùng kỳ năm 2012. Hiện bệnh lý tay - chân - miệng đối với chúng tôi luôn là bệnh lý đang báo động và chúng tôi vẫn theo dõi sát”.

Để khống chế hữu hiệu, không để dịch bệnh tay-chân-miệng lan rộng, hạn chế số người mắc và tử vong, ngành Y tế huyện Tam Nông hiện đang đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống. Đi liền đó là mở lớp tập huấn và phát thuốc cloramin B cho các hộ dân có trẻ mắc bệnh và các trường học để lau bàn ghế, sàn nhà, khử trùng đồ chơi cho trẻ...

Y tế cơ sở thường xuyên giám sát, phát hiện sớm, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan trong cộng đồng; tăng cường hướng dẫn cho mọi người các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân phải bảo đảm vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.

Các trường tiểu học, mầm non, mẫu giáo và các cơ sở nuôi dạy trẻ phải thực hiện nghiêm việc phòng tránh dịch bệnh, tạo chuyển biến nhận thức mạnh mẽ trong cộng đồng với các kiến thức về đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân… để mọi người tự giác thực hiện.

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Hiếu Nhân cho biết: “Để có thể dập dịch tay-chân-miệng một cách hiệu quả nhất thì tất cả cộng đồng từ người lớn cho tới trẻ em, nhất là những gia đình có con em dưới 5 tuổi nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để hạn chế bệnh tay-chân-miệng lây lan”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm