| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên hướng về biển Đông

Thứ Ba 20/05/2014 , 10:19 (GMT+7)

Từ những quân nhân, trí thức đến những già làng trưởng bản ở vùng sâu vùng xa đều có chung một suy nghĩ: Bằng mọi giá phải giữ cho được vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu thuyền tràn vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đã hết sức bức xúc, cực lực phản đối và lên án hành vi xâm lược trắng trợn đó.

Từ những quân nhân, trí thức đến những già làng trưởng bản ở vùng sâu vùng xa đều có chung một suy nghĩ: Bằng mọi giá phải giữ cho được vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. NNVN xin trích ghi lại những suy nghĩ tích cực trên:

* Thượng tá Nguyễn Trung Đạt - Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Lốp (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) - người đã cống hiến gần trọn tuổi quân cho sự bình yên của Tây Nguyên:

Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan cùng nhiều tàu hộ vệ và các loại tàu thuyền khác trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là một động thái khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Quốc với Việt Nam, với khu vực và thế giới.

Là một người lính biên phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi cực lực phản đối hành động sai trái và ngang ngược trên của Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng bằng cách: Rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng toàn bộ tàu thuyền hiện đang có mặt trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Với tư cách là người lính đang xây dựng và bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ quốc ở Tây Nguyên, tôi xin chân thành chia sẻ những khó khăn, vất vả, kể cả hiểm nguy với những người lính đảo nơi điệp trùng sóng gió biển Đông. Chúc các anh nắm chắc tay súng, đấu tranh mềm dẻo mà kiên quyết, không khoan nhượng với mục tiêu cuối cùng: Giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông ta đã để lại từ ngàn đời nay.

Đất liền nói chung và Tây Nguyên nói riêng, luôn hướng về phía các anh.

* Nhà báo Lê Thị Phương Duyên (phóng viên báo Gia Lai) - người đã có chuyến công tác cả tháng trời đến Trường Sa thân yêu (từ cuối tháng 12/2011 đến tháng 1/2012):

Cuối năm 2011, chúng tôi có dịp thực hiện được mơ ước của mình, đó là một lần được đến với Trường Sa. Có rất nhiều điều khiến chúng tôi không thể quên trong chuyến đi này, nhưng sâu sắc nhất vẫn là nỗi đau nhói lòng trước những ngôi mộ gió của các chiến sĩ Trường Sa đã hy sinh khi xây dựng các điểm đảo và khi đang làm nhiệm vụ.

Chỉ là những tấm bia và nhang khói đơn sơ, không một nấm mộ, bởi những cơn sóng dữ đã cuốn các anh vào tận lòng biển. Tôi đã đứng rất lâu, dõi mắt về biển xa, lòng đầy xáo động. Thương vô cùng những người mẹ không một lần được ôm lấy nấm đất con mình, những đứa con đã hiến mình cho Tổ quốc.

Tại vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã hy sinh trong đó có 61 người vĩnh viễn nằm lại trong cuộc hải chiến Trường Sa với phía Trung Quốc vào sáng 14/3/1988 để bảo vệ chủ quyền lãnh hải đã khiến chúng tôi lặng người…

Có những người lính đã sống và chết anh dũng như thế đó. Càng thấy tự hào vì truyền thống giữ nước của Việt Nam ta. Những ngày này, khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, bạn tôi - một cán bộ hải quân cùng đoàn công tác với chúng tôi ngày ấy đã ghi trên facebook lời tuyên thệ mà bất cứ người lính thuộc quân chủng nào cũng thuộc nằm lòng: “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!”.

Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đang sôi sục trong huyết quản những người lính biển và trong tất cả những người dân đất Việt. Trung Quốc có thể hơn ta về nhân lực, vật lực, nhưng không thể hơn ở lòng yêu nước, ở chính nghĩa, ở truyền thống ngoan cường ngay cả với những kẻ thù mạnh nhất. Tôi cũng tin như bạn mình, một niềm tin chắc thắng.

Cách trung tâm TP.Pleiku gần 200 km, những nông dân ở huyện Krông Pa (Gia Lai) lại yêu nước theo cách riêng của mình: Chân chất mộc mạc, nồng cháy và vô cùng quyết tâm như những lời tâm sự dưới đây.

* Ông Nay Plim (dân tộc J’rai ở buôn Thim, xã Phú Cần, huyện Krông Pa), thổ lộ:

Xem ti vi, thấy việc Trung Quốc xâm lấn vùng biển nước ta như vậy, mình và bà con trong buôn Thim này bức xúc lắm. Từ nhiều năm nay, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho buôn mình, xã mình nhiều công trình nên cuộc sống của bà con đã ổn định, bà con đang được sống trong no đủ và hòa bình.

Tuy nhiên nền hòa bình ấy lại đang bị Trung Quốc đe dọa. Vì vậy mình muốn cùng với tất cả các dân tộc trên cả nước đoàn kết lại, đấu tranh đến cùng để giữ gìn nền hòa bình mà chúng ta đã phải đổi bằng máu.

* Ông Nguyễn Trọng Hời (59 tuổi, ở thôn 1, xã Chư Đông, huyện Krông Pa), bộc bạch:

Trung Quốc họ ngang ngược quá. Việc họ đưa giàn khoan và nhiều tàu lớn vào vùng biển thuộc chủ quyền của nước Việt Nam ta là một hành động xâm lược trắng trợn; là sự thách thức và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời còn xem thường cả luật pháp quốc tế. Không thể để họ lấn lướt mình mãi như vậy được.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm