| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Cung ứng vacxin như bán rau

Thứ Tư 10/11/2010 , 10:57 (GMT+7)

Việc cung ứng vacxin giống như "hàng chợ": chỉ ký sổ ngày nhận, số lượng nhưng không có số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất vacxin không kèm theo phiếu xuất kho có dấu.

Vì thiếu vacxin cấp cho các xã phường, nhất là vacxin viêm gan B nên Trung tâm Y tế TX Sông Công đã nhập vacxin về đáp ứng nhu cầu tiêm phòng dịch vụ của người dân. Kỳ quặc ở chỗ việc cung ứng vacxin đến phường xã lại thực hiện theo kiểu “hàng chợ”: chỉ ký sổ ngày nhận, số lượng nhưng không có số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất vacxin không kèm theo phiếu xuất kho có dấu.

Thời gian gần đây, người dân tại TX Sông Công đã có phản ánh những năm trước tiêm phòng vacxin miễn phí nhưng năm nay phải đóng tiền. Hơn thế, vacxin nhập về không thấy hóa đơn, phiếu xuất nhập kho, hạn sử dụng nên rất mù mờ về chất lượng. Qua tìm hiểu, sổ cấp vacxin cho các xã, phường được cán bộ TT Y tế Sông Công ghi chép rất đơn giản, chỉ ghi ngày và số liều vacxin sau đó ký nhận, không có số lô vacxin, ngày sản xuất, hạn sử dụng …

 Phiếu xuất kho của Cty CP BIOVACCINE Việt Nam có địa chỉ tại số 10 Lô 12A, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội chỉ có chữ ký của người lập phiếu, không có chữ ký của thủ kho hoặc phiếu xuất kho chỉ có chữ ký của người lập phiếu và thủ trưởng đơn vị nhưng không có con dấu.

Theo giải thích của Sở Y tế Thái Nguyên, từ cuối năm 2009 một số địa phương thiếu vacxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là vacxin viêm gan B. Trong khi nhiều trẻ em đã đến hạn tiêm nhắc lại, hoặc đến tuổi cần tiêm phòng. Vì vậy, một số TT Y tế địa phương đã tiến hành nhập vacxin và cung ứng dưới dạng dịch vụ. Tuy nhiên, một số cán bộ y tế tại TX Sông Công đã giải thích chưa rõ khiến người dân hiểu lầm rằng chương trình tiêm chủng mở rộng phải đóng tiền.

Ông Bùi Văn Hoan, Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên cho rằng: “Xét về quy chế chuyên môn trong việc quản lý cung ứng vacxin thì đây là việc lớn. Có thể nói do quản lý yếu, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý sai phạm này”.
Về vấn đề nhập và cung ứng vacxin tại TT Y tế Sông Công, Sở Y tế Thái Nguyên cũng xác nhận có vi phạm quy trình, tuy nhiên chất lượng vacxin vẫn được đảm bảo. Sau khi nhận được thông tin của người dân, Sở Y tế Thái Nguyên đã cử thanh tra xuống nắm vụ việc nhưng không thành lập đoàn thanh tra. Theo báo cáo của TT Y tế Sông Công, Cty CP BIOVACCINE VN có đủ điều kiện pháp lý cung ứng vacxin và các sinh phẩm y tế.

Ông Phạm Quang Lưu, Giám đốc TT Y tế Sông Công thừa nhận, quá trình cung ứng vacxin xảy ra tình trạng hàng chuyển lên nhưng chưa viết hóa đơn, phiếu xuất kho chưa có dấu. Sau đó, khi chuyển xuống các xã, phường chỉ ký nợ cuối tháng viết phiếu tổng hợp xuất một lần chứ không phối hợp với kế toán viết phiếu xuất kho. TT Y tế Sông Công đã kỷ luật cảnh cáo và chuyển công tác khác đối với ông Vũ Thanh Ngân (Phụ trách đội vệ sinh phòng dịch) và khiển trách ông Đinh Trọng Hòa (Thủ kho). Ông Phạm Quang Lưu, Giám đốc TT Y tế Sông Công tự nhận hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm