| Hotline: 0983.970.780

Thần đồng Trung Quốc ra sao?

Thứ Tư 31/10/2012 , 09:54 (GMT+7)

Cuộc điều tra về các thần đồng Trung Quốc cho kết quả thật bất ngờ: Đa số thần đồng đều phải chịu đựng cuộc sống khổ đau và khó hòa nhập xã hội.

Tờ Quảng Châu nhật báo từng làm cuộc điều tra về các thần đồng Trung Quốc và kết quả thật bất ngờ: Đa số thần đồng đều phải chịu đựng cuộc sống khổ đau và khó hòa nhập xã hội.

>> Tại sao đa số thần đồng thất bại trong cuộc sống?
>> Thiên tài toán học thành gái mại dâm

Trong bài viết "Vì sao thần đồng khó hòa nhập xã hội?", tờ báo lớn nhất tỉnh Quảng Đông cho rằng, bất cứ thần đồng nào cũng có năng khiếu trời cho, nhưng cách dạy dỗ thần đồng ở Trung Quốc tỏ ra có vấn đề.

“Chịu sự bao bọc thái quá, dùng thuốc hỗ trợ tăng trưởng, bị ép phát triển tài năng một cách bạo lực..., những điều này đã đẩy một số thần đồng vào bi kịch cuộc sống, thậm chí có người phải nhập viện tâm thần”, Quảng Châu nhật báo cho hay.

Báo này đã tổng kết lại những câu chuyện được cho là đáng buồn nhất về các thần đồng ở Trung Quốc.


Thần đồng Trung Quốc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn bè cùng lứa
 (Ảnh minh họa)

Chuyện về cậu bé "quá mục bất vong"

Tiểu Giai một thời từng là cái tên được báo chí Trung Quốc nhắc tới khá nhiều bởi khả năng ghi nhớ siêu phàm. Người Trung Quốc có câu “Quá mục bất vong” (cái gì nhìn qua đều không bao giờ quên), câu nói này cũng được nhiều tờ báo đặt cho Tiểu Giai.

Mẹ của Tiểu Giai là bà Vương, một cán bộ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Bà Vương kể, những ngày đã qua trong cuộc đời Tiểu Giai mang lại cho bà rất nhiều cảm xúc, từ vui mừng đến đau khổ và hiện tại là một cảm giác bình lặng khi bà muốn con mình chỉ như những đứa trẻ bình thường khác.

Khi Tiểu Giai mới hai tuổi, bà Vương phát hiện con mình rất khác người, những kiến thức âm nhạc, hình vẽ trong sách hay thậm chí là thơ Đường, con bà đều nhớ cực nhanh. Có lần, bà mang quyển sách dạy tiếng Anh khá dày cho cho con đọc, chỉ cần một lần, Tiểu Giai có thể nhớ nội dung toàn bộ quyển sách và đọc lại với âm điệu rất chuẩn.

Tiểu Giai khi chưa đầy 10 tuổi, cậu bé khiến cả gia đình ngạc nhiên khi nhớ được từng con đường, dãy phố trong bản đồ thành phố Bắc Kinh. Thậm chí, khi nào chuyển nhà, khi nào mua TV, máy giặt... cậu đều nhớ chính xác đến từng phút.

Trí nhớ của Tiểu Giai đôi khi còn được dùng để quay cóp bài thi. Một lần, Tiểu Giai làm bài thi trong lớp nhưng có một số câu không biết giải thế nào. Bất chấp sự ngạc nhiên và tức giận của bạn bè, cậu bé đứng hẳn lên nhìn bài của bạn phía trên rồi ngồi xuống viết không sai một chữ.

“Cậu bé này có bộ não không bình thường, nó giống như một cái máy ảnh, chụp hình xong là ghi lại toàn bộ”, hàng xóm của Tiểu Giai nói.

Do quá kỳ lạ với các bạn học, Tiểu Giai phải nghỉ học sớm vào năm 2003 khi chưa tròn 14 tuổi. Bố cậu bé đành nghỉ việc ở nhà, mua sách cho Tiểu Giai tự học. Nhưng đó cũng là lúc bi kịch ập đến với Tiểu Giai, cậu bé bị chó hàng xóm cắn trong một lần đi dạo. Từ đó, Tiểu Giai mắc chứng bệnh gần giống bệnh dại: tự cắn chính mình, luôn có cảm giác hoảng loạn với mọi thứ xung quanh.

Bệnh viện kê rất nhiều đơn thuốc an thần cho Tiểu Giai. Nhưng sau hai năm liền uống thuốc, Tiểu Giai chỉ bớt đi chứng tự cắn xé chính mình nhưng não bộ bị cho là tổn hại nặng nề. Trí nhớ của Tiểu Giai không còn khiến người ta kinh ngạc nữa, ngược lại, cậu bé gần như mất hẳn năng lực kỳ lạ khi nhỏ.

Mắc chứng Asperger

Tiểu Kiệt cũng từng một thời là thần đồng của thành phố Quảng Châu, một trong những đô thị phát triển bậc nhất Trung Quốc. Từ nhỏ, cậu bé đã có khả năng nhớ toàn bộ những dãy số đã gặp, đặc biệt là số điện thoại.

Chỉ cần cho Tiểu Kiệt xem qua danh bạ điện thoại trong di động của ai đó một lần, cậu bé có thể nhớ được toàn bộ những con số trong đó.


Phần lớn thần đồng Trung Quốc đều nổi tiếng về khả năng ghi nhớ các con số

Thế nhưng, Tiểu Kiệt sớm bị báo chí lãng quên khi nổi tiếng… ăn cắp vặt từ khi còn học mẫu giáo. Cậu bé bị hết trường này đến trường khác trả về gia đình chỉ vì quá nghịch ngợm, không chịu ngồi yên một chỗ và thường lấy trộm đồ của bạn học.

Thậm chí, Tiểu Kiệt còn có thói quen học bất cứ tật xấu nào cậu nhìn thấy, từ hút thuốc, uống rượu cho tới chửi tục.

Bác sĩ phải kê cho Tiểu Kiệt nhiều loại thuốc an thần. Nhưng chỉ cần ngừng uống một ngày, Tiểu Kiệt lại chứng nào tật nấy cho dù năm nay đã 20 tuổi.

Bất đắc dĩ, mẹ của Tiểu Kiệt phải tốn tới 60.000 NDT (hơn 200 triệu đồng) để cho cậu bé tới học một trường danh tiếng và thuê nhà cạnh trường để canh chừng con. Nhưng cho dù từng đoạt giải nhất cuộc thi hội họa toàn quốc ở Trung Quốc, cậu bé Tiểu Kiệt vẫn bị nhà trường đuổi học vì “không giáo viên và học sinh nào muốn ở cùng lớp với cậu ta”.

Khảo sát ý kiến của nhiều bác sĩ và chuyên gia tâm lý, tờ Quảng Châu nhật báo kết luận bi kịch đến với các thần đồng Trung Quốc bởi họ mắc chứng Asperger.

Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.

Những người bị hội chứng Asperger có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và thường có các thay đổi về tính cách...

Họ thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống. Dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng họ không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp.

Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động.

Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải là bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm