| Hotline: 0983.970.780

Tôi đi xin sách cho nông dân

Thứ Sáu 16/12/2011 , 12:15 (GMT+7)

Từ ý tưởng “sách hóa nông thôn”, “đem sách về làng để nâng cao dân trí”, nhóm trí thức trẻ Phạm Bắc Cường, Nguyễn Quang Thạch... đã bắt tay hành động.

Ông Phạm Chí Thiện tặng sách cho "Không gian đọc" Quỳnh Hải

Từ ngày quen với nhóm trí thức trẻ Phạm Bắc Cường, Nguyễn Quang Thạch..., tôi đâm mê sự nhiệt thành và tấm lòng của họ. Từ ý tưởng “sách hóa nông thôn”,“đem sách về làng để nâng cao dân trí”, họ đã bắt tay hành động.

Phạm Bắc Cường làm báo ở TP Hồ Chí Minh nhưng đã xây dựng được những “không gian đọc” tại nhiều làng ở Thái Bình quê anh. Nguyễn Quang Thạch bỏ luôn công việc có thu nhập mỗi tháng tương đương 900 USD ở một PMU (thuộc Bộ GTVT) để làm công việc mình thích nhưng không những chẳng được một xu thu nhập nào mà còn tốn kém thêm. Hàng trăm “tủ sách dòng họ”, “tủ sách phụ huynh” đã được anh giúp đỡ, tài trợ xây dựng trên khắp đất nước.

Phong trào mỗi tháng, mỗi người góp 20 ngàn đồng mua sách tặng nông dân do Thạch phát động, đang được khá đông người hưởng ứng. 20 ngàn đồng chỉ bằng 1 ly cà phê ở phố, giầu nghèo đều có thể bỏ ra, nhưng khi biến nó thành sách, thì giá trị mà nó mang lại sẽ vô cùng lớn. Mang sách về làng đã khó (vì những người khởi xướng đều nghèo, sách phần lớn là đi quyên góp), vận động những người nông dân đến với sách, nhiều khi còn khó hơn.

Cảm động biết bao khi về những làng quê có “không gian đọc” hay có “tủ sách dòng họ”, thấy những người nông dân say mê đọc sách, một công việc mà cách đây mấy năm, chưa bao giờ họ nghĩ tới. Suốt ngày xà xẩm ngoài đồng hay đi làm thuê, tối về, gật gù một lúc bên chai rượu xong là lăn ra ngủ và không ít người đã lần mò đến chiếu bạc. Những người nông dân đọc sách, đó chính là phần thưởng lớn nhất cho những trí thức trẻ này…

Yêu quý họ, tôi bị cuốn hút vào công việc của họ lúc nào chẳng biết. Đi đến nhà bạn bè nào ở Hà Nội hay các đô thị khác, thấy có nhiều sách là tôi ngỏ ý xin, nơi được một vài cuốn, nơi dăm cuốn, tôi góp vào một chỗ để hễ có dịp là chuyển về những nơi có tủ sách “không gian đọc”. Hai đợt “đi ăn mày sách” thành công nhất của tôi là nhân một lần đến NXB Hội Nhà văn chơi. Vào phòng làm việc của nhà văn Tạ Duy Anh (đang là Biên tập viên của NXB), thấy rất nhiều sách, tôi hỏi xin. Tạ Duy Anh bảo:

- Những sách này, ông cũng có rồi cơ mà.

- Tôi không xin cho tôi, mà xin cho bà con nông dân đọc.

Nghe tôi kể về việc làm của nhóm Phạm Bắc Cường, nhà văn có bút danh “Lão Tạ” rất ủng hộ:

- Vậy thì ông lấy đi.

“Được lời như cởi tấm lòng”, tôi lập tức xông vào lục lọi. Được hơn trăm cuốn, tôi bó lại mang tất ra xe. Tạ Duy Anh mở một ngăn kéo riêng, lấy ra thêm mấy cuốn nữa:

- Đây là mấy cuốn mới xuất bản gần đây của tôi. Nhờ ông mang về tặng bà con luôn.

Lần thứ 2, nhân đi viết bài cho số báo Tết dương lịch 2011, tôi quen với “kỳ nhân sách xứ Đông” Phạm Chí Thiện (Tráng Liệt, Bình Giang, Hải Dương), chủ nhân của trên 2 vạn đầu sách, trong đó có những cuốn cực kỳ quý hiếm. Không bỏ lỡ thời cơ, tôi ngỏ lời xin sách và nói về nhóm “không gian đọc”. Ông Thiện bảo:

- Phạm Bắc Cường đã sang đây chơi rồi.

- Thế thì bác còn chờ gì nữa. Hãy tặng bà con nông dân một ít sách, chúng ta mang về đó luôn.

Ông đồng ý, nhưng hẹn tôi hôm khác vì còn phải lựa chọn. Đúng hẹn, tôi lái xe từ Hà Nội vòng về Bình Giang đón ông rồi về “không gian đọc” xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình (lần xin sách nhà văn Tạ Duy Anh, tôi cũng mang về đó), do Nguyễn Văn Quân phụ trách. Tủ sách của không gian đọc Quỳnh Hải đã có vài ngàn cuốn. Quân là bác sỹ đông y, tốt nghiệp trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, vợ anh người xứ Đoài, cũng đang theo học trường đó. Nhà Quân có ao sen, có cây mít cổ thụ xòe tán rất rộng ở sân, rất thuận lợi cho việc đọc sách.

Ngoài bà con nông dân và các cháu học sinh đến đọc sách, mượn sách, nơi đây còn là điểm hẹn của khá nhiều trí thức tương lai, đang theo học tại các trường đại học, mỗi lần về quê. Ngoài sách, ông Thiện còn tặng “không gian đọc” của Quân một bức chân dung cụ Ngô Vi Liễn (1894-1945), từng làm tri huyện ở hai huyện Bình Giang và Quỳnh Côi, tác giả bộ sách rất quý “Địa chí huyện Quỳnh Côi”…

Đến nơi, chúng tôi đã thấy có thầy Dũng, Hiệu trưởng Trường phổ thông THCS thị trấn Quỳnh Phụ, cô Nga, Tổng phụ trách trường THCS An Dục, bác sỹ Đặng Đức Tố, giám đốc Trung tâm Y tế huyện, bác Đinh Đăng Túy, Chủ tịch Hội Đông y huyện, nhà nghiên cứu văn hóa, những người rất say mê mang ánh sáng tri thức về làng, đợi sẵn. Lát sau, Nguyễn Quang Thạch và ông Phó Chủ tịch phụ trách văn - xã huyện Quỳnh Phụ đến. Thạch về hôm trước, do huyện mời. Ông Phó chủ tịch huyện cho biết:

- Mô hình “tủ sách phụ huynh” trong nhà trường của Thạch rất hiệu quả. Nhờ đọc sách, các em chăm ngoan hẳn lên. Huyện quyết định nhân rộng mô hình này ra tất cả các trường trong toàn huyện.

Nguyễn Quang Thạch bảo, mô hình này cũng rất hiệu quả ở Hải Dương. Mấy người bạn Nhật Bản của anh nghe chuyện, đã ngỏ ý muốn đóng góp một số sách vở cho các tủ sách phụ huynh ở đó. Theo kế hoạch, ngày hôm sau anh sẽ đưa họ đến một trường phổ thông THCS ở Bình Giang, một trong những trường có tủ sách phụ huynh, để họ được tận mắt chứng kiến.

Mỗi cuốn sách về làng, cũng giống như một viên gạch góp phần xây dựng tòa lâu đài tri thức nông thôn.

Mô hình của Thạch thế này: gọi là “tủ sách phụ huynh” nhưng đặt ngay tại từng lớp học, do các em trong lớp tự quản. Nguồn sách, lúc đầu do anh tài trợ một ít. Khi thấy hiệu quả, phụ huynh trong lớp góp tiền mua thêm (số tiền góp không nhiều, mỗi người một năm chỉ một vài chục ngàn, và hoàn toàn tự nguyện). Hết năm, các em lên lớp mới hay vào học PTTH sẽ tặng lại các bạn mới lên lớp số sách đó, rồi phụ huynh lại đóng góp mua thêm. Cứ thế theo năm tháng, số sách ngày càng phong phú.

Điều bất ngờ là các em quản lý sách rất tốt, có sổ sách như một thủ thư thật sự. Cô Nga ở trường An Dục còn có sáng kiến tổ chức những buổi giao lưu để các em trao đổi với nhau về những cuốn sách mình đã đọc.

Tiếp nhận, ủng hộ và nhân rộng mô hình tủ sách phụ huynh ra toàn bộ các trường trong huyện, lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ quả là có con mắt tinh đời.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm