| Hotline: 0983.970.780

Tốn 800 tỷ đồng mỗi năm vì bệnh dại

Thứ Tư 19/04/2017 , 07:30 (GMT+7)

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 100 người chết vì bệnh dại và trên 400.000 người bị chó cắn phải đến cơ sở y tế điều trị, gây tốn kém khoảng 800 tỷ đồng mỗi năm.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021”, ngày 18/4, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị tại Thái Nguyên để triển khai chương trình. Đại diện lãnh đạo 31 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao về bệnh dại tham dự hội nghị. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám dự và chỉ đạo hội nghị.

14-23-53_nh-1-4
Quang cảnh buổi Hội nghị

Theo Cục Thú y, bệnh dại lưu hành tại 150 nước trên toàn thế giới, gây tổn thất kinh tế toàn cầu ước tính là 8,6 tỷ USD mỗi năm. Tại Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành nhiều năm nay, trung bình mỗi năm có khoảng 100 người chết vì bệnh dại và trên 400.000 người bị chó cắn phải đến cơ sở y tế điều trị, gây tốn kém khoảng 800 tỷ đồng mỗi năm.

Miền Bắc Việt Nam được coi là vùng có nguy cơ cao với các ca mắc bệnh dại trên người. Riêng trong năm 2016, cả nước đã ghi nhận 411.937 người bị chó cắn, 91 người tử vong tại 28 tỉnh thành, tăng 13 ca so với năm 2015. Số liệu báo cáo của cơ quan y tế cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2017 đã có 12 người tử vong do bệnh dại tại 8 tỉnh, thành phố.

Trước tình hình đó, Cục thú y đã phối hợp với các địa phương xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh dại tại TP.HCM, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhiều tỉnh, thành phố khác không có bệnh dại xuất hiện từ nhiều năm qua ở các đơn vị cấp huyện (thành phố, thị xã, huyện) hoặc khu du lịch, có thể xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh trong thời gian tới.

14-23-53_nh-2-2
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y
Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, đến nay đã cơ bản thống kê được số hộ nuôi chó ở hầu hết các địa phương trong cả nước (đã thực hiện 50/63 tỉnh, thành phố). Tỷ lệ tiêm phòng dại tại các địa phương đạt trên 70%. Số người tử vong do bệnh dại đã giảm dần qua các năm. Đã tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy hiểm và tầm quan trọng của công tác phòng, chống bệnh dại trên các phương tiện truyền thông. Hệ thống giám sát, chẩn đoán xét nghiệm bệnh dại trên động vật đã được đầu tư và đi vào hoạt động. Điều này thể hiện quyết tâm của chúng ta khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trong thời gian tới”.

Cục Thú y cũng đã phối hợp với Tổ chức FAO triển khai khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi của người nuôi chó trong công tác phòng, chống bệnh dại tại tỉnh Phú Thọ.

Kết quả này giúp Phú Thọ nắm rõ tình hình, xây dựng các biện pháp phòng, chống, đặc biệt là nhận thức buộc phải nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin dại cho chó.

Đồng thời Cục Thú y cũng triển khai thí điểm mô hình quản lý chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên. Sau khi tổng kết sẽ nhân rộng các mô hình này.

Ngoài ra, Cục thú y còn phối hợp với Trung tâm Phòng chống - kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) triển khai: Điều tra các trường hợp người bị chó nghi dại cắn, các trường hợp chó nghi bị dại; lấy mẫu giám sát chủ động để xác định mức độ lưu hành ở các trường hợp chó nghi bị dại được giết mổ bán tại các chợ thuộc 3 huyện của tỉnh Phú Thọ vào năm 2016 và 2017; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bệnh dại cho cán bộ thú y của tỉnh Phú Thọ.

Dự kiếm, trong năm 2017 sẽ phổ biến các mô hình trên cho 6 tỉnh khác là Hà Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu và An Giang.

Đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực chuẩn đoán, giám sát bệnh dại của Trung tâm Chẩn đoán Thú y TW và Cơ quan Thú y vùng VI; tổ chức giám sát bệnh dại trên động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, Dự án “Hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh Dại và quản lý đàn chó hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên” đã đạt được kết quả rất tích cực.

Sở đã tổ chức 2 hội nghị chính sách, 12 cuộc hội thảo, 5 lớp tập huấn cho cán bộ thú y, 36 buổi truyền thông công động. Triển khai công tác quản lý đàn chó nuôi tại 2 địa phương là TX Phổ Yên và huyện Đồng Hỷ.

Theo đó, người dân phải thực hiện đăng ký chó nuôi và cam kết chấp hành các quy định về trách nhiệm chủ nuôi chó; lập sổ sách thực hiện quản lý, theo dõi biến động tăng giảm đàn chó và kiểm tra, giám sát đàn chó sau tiêm phòng”.

14-23-53_cho-th-rong-o-nong-thon
Hiện nay vấn đề quản lý chó còn rất lỏng lẻo, hầu hết là thả rông (Ảnh minh họa)

Khống chế, loại trừ bệnh dại vào năm 2021

14-23-53_nh-4-1
 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám (ảnh) cho rằng, bệnh dại rất nguy hiểm, vật chủ chủ yếu là chó mà trong thực trạng hiện nay lượng chó nuôi rất lớn nên cần có sự vào cuộc thật sự quyết liệt của các cấp chính quyền và trách nhiệm của những người đúng đầu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Thú y và Bộ Y tế.

“Các địa phương trọng điểm cần tập trung xây dựng kế hoạch hành động trong thời gian sắp tới một cách thật chi tiết và phù hợp với thực tế của địa phương.

Hiện nay vấn đề quản lý chó còn rất lỏng lẻo, hầu hết là thả rông, không kiểm soát được, ý thức của chủ nuôi chó chưa cao nên công tác tuyên truyền là khâu vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tiêm phòng, điều tra xử lý ổ dịch, nâng cao năng lực của cán bộ thú y cơ sở… để đạt mục tiêu đến năm 2021 là cơ bản khống chế và loại trừ bệnh dại”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

 

    Tags:
Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm