| Hotline: 0983.970.780

“Trần sao, âm vậy”

Thứ Ba 19/03/2013 , 08:50 (GMT+7)

Vừa kiếm được miếng ăn khá hơn so với ngày trước một chút, dân làng Đông đã ào ào đổ của xuống dưới âm, mong báo hiếu các bậc sinh thành.

Vừa kiếm được miếng ăn khá hơn so với ngày trước một chút, dân làng Đông đã ào ào đổ của xuống dưới âm, mong báo hiếu các bậc sinh thành.

Nghĩa địa phía Tây làng, từ “ngày xửa ngày xưa” vốn chỉ lô xô những ngôi mộ đất như những cái nón úp, trên dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh, bỗng thay da đổi thịt, trở thành một thành phố của người cõi âm, với hàng ngàn lăng mộ to nhỏ, lăng to nhất xây hết cả tỷ đồng, lăng nhỏ nhất cũng cỡ ba bốn chục triệu.

Dù to hay nhỏ, thì mỗi ngôi lăng cũng chiếm một diện tích bình quân gấp năm, sáu lần mộ đất. Chỉ mấy năm, nghĩa địa len chân không lọt. Lo không có chỗ gửi thân sau này, các gia đình đua nhau chiếm những khoảng đất trống hiếm hoi còn sót lại ở nghĩa địa, đào móng xây tường vây quanh, dù nhiều người mới bốn, năm mươi tuổi.

Chậm chân, ông Thỉnh không chiếm được mảnh nào, trong khi thân sinh ông đã đến kỳ cải táng. Nghĩa địa có hai khu: Khu hung táng nằm ở vị trí trũng, thấp. Người mới mất được mai táng ở khu đó và đến kỳ, con cháu nhất thiết phải cải táng, đưa về khu cát táng, nằm ở vị trí cao hơn. Ai cải táng cho người thân xong mà vẫn để nguyên khu cũ, làng phạt rất nặng. Lệ làng từ xưa vẫn thế, dù ngày nay vật đã đổi, sao đã dời.

Biết anh ruột mình, ông Thoảng, chiếm được một mảnh hơn trăm thước vuông, rất đẹp, ở khu cát táng, ông Thỉnh tìm đến:

- Thưa bác, việc của ông đến nơi rồi, xin bác cho chủ trương.

- Tôi chả có chủ trương chủ chiếc gì cả. Ông ở với chú. Đất đai, nhà cửa, ông cho chú tất, thì chú phải lo.

- Vâng, cái phần chi phí thì em không dám phiền đến bác. Chỉ hiềm khó tìm chỗ cát táng cho thầy quá. Bây giờ em đề nghị thế này: Bác cho em để thầy vào cái chỗ bác kiếm được ở nghĩa địa, rồi tiện thể di cả phần mộ u về đấy nữa. Cái công bác nhận đất, xây tường bao khu đất ấy hết bao nhiêu, em xin gửi bác.

- Thôi thôi thôi. Chú đi tìm đất khác mà chôn thầy chôn u. Trần sao, âm vậy. Lúc sống ông ấy chả cho tôi được một tý gì. Thì lúc chết, ông ấy cũng đừng dây dưa đến tôi. Nói vậy cho nó nhanh.

Ông Thỉnh lủi thủi về, lòng buồn vô hạn. Song thân ông sinh được 8 người con. Thoảng là cả, đến ông, tiếp một chú nữa hy sinh thời chống Mỹ và 5 cô con gái. Thoảng lấy vợ, làm nhà ở riêng. Tiếng là Thoảng làm nhà, nhưng song thân cũng góp vào phần lớn, nào thóc, nào tiền. Làm nhà xong, theo tập tục địa phương là con trai lớn phải chăm lo, phụng dưỡng bố mẹ, Thoảng đón song thân ra ở cùng, còn Thỉnh lấy vợ, ở tại ngôi nhà cũ của hai cụ. Nhưng rồi không ở được với con dâu cả, hai cụ lại dọn về sống với vợ chồng ông.

Chẳng bao lâu cụ bà mất, cụ ông sống với vợ chồng Thỉnh đến khi qua đời. Mấy năm trước khi cụ ông mất, vợ chồng Thoảng đến, đòi cụ phải phân chia mảnh đất, ngôi nhà mang tên cụ mà cụ đang sống với vợ chồng Thỉnh, rằng của bố mẹ như cái hoa thơm, mỗi người phải được hưởng một tý. Rõ khổ, gọi là một cơ nghiệp thì có vẻ to, chứ thực ra chỉ là 3 gian nhà ngói cũ trên một sào đất. Sào đất quê chưa nổi năm chục triệu bạc. Còn ngôi nhà, để thì che được mưa nắng chứ dỡ ra chỉ có làm củi. Cái cơ nghiệp ấy không bằng một góc cơ nghiệp nhà Thoảng. Không đồng ý với đòi hỏi của con trai cả, cụ bảo:

- Thôi mày nhường em. Giờ chia ra thì biết chia thế nào. Trước mày làm nhà, có phải bố mẹ không góp công góp của vào đấy đâu.

Vợ chồng Thoảng đùng đùng bỏ về. Từ đó tuyệt không lai vãng. Bố mất, Thoảng tuyên bố:

- Thằng nào được của thì thằng ấy phải lo.

Nói là làm. Thoảng không góp một đồng nào để lo đám tang bố. Bạn bè của Thoảng đến viếng bố mình, Thoảng thu hết phong bì lại, bảo: "Phải giữ để sau này trả nợ”. Giỗ bố giỗ mẹ Thoảng không một nén hương. Ngày tết, các em gái đến nhà, Thoảng đuổi:

- Ông bà ấy chết ở nhà ông bà ấy, nhà ấy giờ thằng Thỉnh nó ở. Chúng mày về đấy mà hương khói.

Không tìm được chỗ cát táng cho bố, nên đến nay đã 5 năm rồi mà ông Thỉnh vẫn chưa “thay nhà” được cho thân sinh. Các em gái nhiều lần nhắc nhở, nhưng ông chỉ thở dài:

- Còn mỗi một việc lớn ấy nữa là xong một đời. Tôi muốn làm lắm, nhưng mà không có chỗ chôn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm