| Hotline: 0983.970.780

Trẻ tranh luận

Thứ Ba 07/01/2014 , 10:39 (GMT+7)

Phụ huynh luôn cho rằng, khi con trẻ mà cãi cọ với người lớn tức là trẻ đang hỗn hào, xấc xược, nói leo, thậm chí còn dùng nhiều từ nặng hơn là “mất dạy”. Tuy nhiên không phải khi nào cũng như người lớn nghĩ.

Phụ huynh luôn cho rằng, khi con trẻ mà cãi cọ với người lớn tức là trẻ đang hỗn hào, xấc xược, nói leo, thậm chí còn dùng nhiều từ nặng hơn là “mất dạy”. Tuy nhiên đâu phải đứa trẻ nào cũng có cái tính xấu xí như người lớn nghĩ thế. Nhiều đứa trẻ chỉ muốn tranh luận để bảo vệ cái quyền bình đẳng trong cách giao tiếp của mình.

Câu chuyện thứ nhất

Chị Huệ, nhân viên ngân hàng, thường hay bực mình khi nói chuyện với con. Bé Hoa, con chị, hay cãi cọ với chị như người “bằng vai phải lứa”. Mà không riêng gì chị, với ai cũng vậy, cứ thấy ai nói trái với ý mình là Hoa “phản pháo” lại, cãi cho hơn mới thôi. Nhiều lần chị bảo con, cãi với người lớn tuổi là không nên, vì như thế là không ngoan, họ bảo cha mẹ giáo dục con cái không tốt.

Nhưng vừa nói dứt lời Hoa đã lên tiếng: “Tại mọi người nói không đúng thì con mới cãi lại chứ bộ. Con đến nhà nhỏ Vân mượn sách thì bà nội lại bảo con nói dối để đi chơi. Con gọi điện trao đổi bài vở với các bạn thì ba bảo là con buôn chuyện. Nhỏ Lan sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra được điểm cao mà cả nhà lại kêu con học tập theo gương bạn ấy…”. Không có cách gì thuyết phục tính bướng bỉnh của con gái, chị Huệ chỉ biết thở dài.

Chị Huệ đến chơi nhà một người bạn, thấy con người ta sao mà ngoan thế, nói gì cũng “vâng, dạ” răm rắp. Rồi chị than phiền cái tính ương ngạnh của con gái mình cho cô bạn nghe. Chưa kịp dứt câu thì cô bạn đã tỉ tê một tràng: “Trời ạ, mình chỉ mong con bé nhà mình cũng như con bạn. Đằng này ba mẹ nói gì nó cũng cúi đầu nghe, bất kể đúng sai, làm vợ chồng mình phát bực. Mình chỉ lo sau này ra đời, ai nói sai hay đúng nó cũng nghe lời thì có nước chết. Con bé của mình nó cam chịu, thụ động quá đi. Ít ra cũng có chút tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình chớ…

Câu chuyện thứ hai

Anh Trung, hành nghề luật sư, rất cưng cậu con trai của mình. Hoàng học lớp 10, chăm chỉ, ngoan, luôn là học sinh nằm trong “top giỏi”. Duy chỉ có điều cậu bé thích cãi với mọi người khi có chuyện gì khúc mắc liên quan đến cậu. Bà nội rất yêu thương Hoàng, nhưng cũng không phải là tuyệt đối.

Bà hay góp ý theo tính chủ quan, Nho giáo: “Người lớn nói gì, dù đúng hay sai thì cháu cũng phải im lặng, không được cãi lại. Cháu cứ cãi, mà có người lạ, sẽ làm bà mất mặt, và ngay cả cha mẹ cháu cũng thế. Đừng để bà thất vọng vì điều đó”. Tuy nhiên, Hoàng lại không tán thành ý kiến của bà, cậu bé cho rằng: “Nếu đúng thì con vâng lời, nhưng sai thì con có quyền góp ý tế nhị”. Bà nói mãi không nghe, góp ý anh Trung thì anh cũng lờ đi, nên bà sinh ra giận cháu.

Vốn dĩ anh Trung là luật sư, lại sống thoáng theo kiểu phương Tây nên muốn cho con mình có quyền tranh luận để con khỏi ấm ức khi bị kết tội. Lắm lúc hai cha con ngồi cãi nhau, đưa ra quan điểm, bằng chứng đúng-sai như hai luật sự đang cãi trước tòa án thực thụ. Được sự ủng hộ của ba nên Hoàng càng thích cãi cọ (nhưng cãi có phép tắc), và cậu còn ước mơ sau này làm luật sư giỏi như ba. Tuy nhiên cũng vì lý do này mà sự yêu mến của bà nội đối với Hoàng ngày càng nhạt dần. Rồi bà giận lây luôn cả anh Trung, cho rằng con hư tại cha.

Dù rằng Hoàng và ba nhiều lần giải thích cho bà nội hiểu, rằng đây chỉ là cuộc tranh luận nhỏ nhằm giải tỏa những bức xúc ở mỗi cá nhân, giúp gia đình hiểu nhau hơn, chứ không có ý xúc phạm người lớn hay xấc xược. Vậy mà bà nội vẫn một mực khăng khăng rằng Hoàng ương bướng. Mẹ Hoàng cũng cho là con không đúng, rồi nghiêng về phía bà nội. Thế là ngôi nhà chia ra hai phe rõ rệt, cứ hục hặc mãi.

Hãy cho con quyền tranh luận

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình phản bác lại những ý kiến, lời quát mắng thì cho rằng con “mất dạy”, hỗn xược. Thế là họ “tiêu diệt” thói xấu (như họ quan niệm) đó đi bằng mọi cách. Đồng ý rằng có nhiều đứa trẻ “ngang như cua”, lì lợm, cha mẹ nói ra điều gì cũng cãi cho bằng được.

Nhưng cũng không ít các trẻ chỉ muốn tranh luận quan điểm của mình về vấn đề nào đó để bảo vệ phần đúng, điều đó cũng tốt vì ít ra tập cho trẻ tính tư duy, nhận định đúng-sai và tính năng động. Sự khác biệt giữa giáo dục phương Đông và phương Tây là ở chỗ đó. Trong khi chúng ta chỉ muốn con cái phải cam chịu, vâng lời răm rắp thì phương Tây muốn con lên tiếng tranh luận để ba mẹ không kết tội oan.

Hãy cho con bạn bảo vệ quyền lập trường của mình một cách thẳng thắn, rõ ràng. Và sau đó bạn cũng trình bày, phân tích quan điểm, suy nghĩ của mình với con, nếu ý kiến của bạn là đúng. Hoặc cũng nên tiếp nhận, lắng nghe, rút kinh nghiệm, nếu những điều con trẻ nói có lý. Đó là sự bình đẳng, dân chủ trong cách dạy con, hiểu được con, giúp con gần gũi với cha mẹ nhiều hơn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm