| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau ngót theo VietGap

Thứ Tư 06/10/2010 , 10:15 (GMT+7)

Khi sử dụng phân và thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly, chỉ thu hoạch sau khi bón phân 14 ngày và phun thuốc 3-7 ngày.

Rau ngót là cây rau ăn lá rất dễ trồng, một lần trồng có thể cho thu hoạch liên tục 4-5 năm, có giá trị dinh dưỡng cao. Lá rau ngót vừa làm rau ngon và bổ, vừa có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh thông thường do đó rất được mọi người ưa dùng. Vì vậy người trồng rau nên sản xuất rau ngót theo tiêu chuẩn VIETGAP để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ở nông thôn trước đây người ta thường trồng rau ngót quanh nhà để ăn lá và làm bờ rào, hiện nay do nhu cầu dùng rau ngót tăng nên người ta đã quan tâm đến kỹ thuật trồng. Để trồng rau ngót năng suất cao, chất lượng lá tươi ngon, cho thu hoạch quanh năm, trước tiên chúng ta nên lưu ý chọn đất như chân đất tốt, giàu mùn, đủ ẩm, không bị ngập úng, thoát nước tốt không chọn đất trồng rau nhiễm kim loại nặng.

Cần làm đất kỹ, vệ sinh cỏ dại trước khi trồng, lên luống rộng 1-1.2m, khoảng cách giữa 2 luống khoảng 30cm kết hợp bón lót giúp cây phát triển nhanh trong giai đoạn đầu bón phân chuồng đã ủ hoai mục, hoặc sử dụng phân hữu cơ sinh học, tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi, có thể trộn thêm chế phẩm nấm Trichoderma Vi-ĐK (1kg Vi-ĐK + 40 kg phân chuồng) trước khi trồng sẽ hạn chế được một số vi sinh vật gây hại. Cây rau ngót có thể trồng từ hạt nhưng tỉ lệ nảy mầm của hạt thường thấp và thời gian cho thu hoạch lâu nên đa số trồng bằng hom giâm, sử dụng VIPAC 88 để kích thích ra rễ và đặt hom hơi chếch so với mặt luống, lúc này chỉ cần tưới phun sương đủ ẩm cho đất cho rau ngót nảy mầm đều, khỏe.

 Khi cây bén rễ hồi xanh thì hòa nước với đạm, kali theo tỉ lệ 2-3:1 pha loãng 3-5% để tưới cho cây rau. Chọn hom giống từ những cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Sau khi trồng khoảng 2 tháng có thể thu hoạch lứa đầu tiên và khoảng 25-30 ngày sau thu hoạch lá 1 lần. Trong quá trình trồng, 1 năm chúng ta nên đốn đau cây từ 2-3 lần sẽ có tác dụng trẻ hóa và giảm chiều cao cây, giúp cây rau ra nhiều mầm, lá non làm tăng năng suất và phẩm chất cây rau. Tiến hành đốn khi cây rau ngót cao 20-25cm, đốn cách mặt đất 15cm, các lần đốn sau cách vết đốn cũ 7-10cm. Định kỳ sau mỗi lần đốn hay thu hái nên bón thúc phân cho cây rau.

Cây rau ngót cần được tưới thường xuyên do đó ta nên chủ động nước tưới, tưới nước sạch (ao, giếng), không sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hay nguồn nước bị ô nhiễm… nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công tuy nhiên vẫn có một số sâu bệnh hại chủ yếu như sâu xanh, rầy xanh, nhện đỏ, bọ phấn hay bệnh xoăn lá do virus, bệnh phấn trắng. Chúng ta không nên phun thuốc định kỳ để phòng trừ sâu bệnh mà phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong đó thuốc hóa học chỉ là biện pháp cuối cùng, nếu chúng ta là tốt công tác này tức là chúng ta đã đáp ứng được một trong những yêu cầu của tiêu chuẩn VIETGAP.

Khi dịch hại phát triển đến mức cần phải có sự can thiệp của thuốc bảo vệ thực vật chúng ta ưu tiên sử dụng các thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như VIBAMEC 1.8-3.6-5.5 EC; VIMATRINE 0.6L,VINEEM 1500EC, VIMATOX 1.9 EC – 5.5 WG… Bệnh phấn trắng ta phun thuốc VIMONYL 72BTN, VICARBEN 50HP… Đối với bệnh xoăn lá do virus cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn và nhổ bỏ những cây bị hại ra khỏi vườn tránh lây lan.

Khi sử dụng phân và thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly, chỉ thu hoạch rau sau khi bón phân 14 ngày và sau khi phun thuốc 3-7 ngày.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm