| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc cải cách ruộng đất thế nào?

Thứ Ba 19/11/2013 , 10:10 (GMT+7)

Vấn đề sở hữu và chuyển nhượng đất nông nghiệp được đặt trong chương trình nghị sự của Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa diễn ra trong tháng 11/2013.

Vấn đề sở hữu và chuyển nhượng đất nông nghiệp được đặt trong chương trình nghị sự của Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa diễn ra trong tháng 11/2013.

Thay đổi

Sau kỳ họp Trung ương III vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới để cải cách nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm tăng trưởng trong 2 năm gần đây. Trong thông cáo của kỳ họp có viết: “Trung Quốc sẽ thúc đẩy cải cách ruộng đất và cấp thêm quyền sở hữu cho nông dân”.

Theo Hãng tin AP, ở vùng nông thôn nơi có một nửa dân số Trung Quốc đang sinh sống, một khi nhà nước cho nông dân quyền sở hữu đất hoặc chí ít là cho nhiều quyền kiểm soát hơn sẽ tạo điều kiện cho họ có khả năng kinh doanh đất đai để đầu tư cho con giống, công nghệ nhằm nâng doanh thu, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trong khi đó, Nhân dân nhật báo (cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc) dẫn lời Li Ping, luật sư cao cấp của Viện Nghiên cứu nông thôn Landesa có trụ sở tại Bắc Kinh, nói động thái này là dấu hiệu tốt với chế độ nhà nước sở hữu đất lâu nay.


Lãnh đạo của Trung Quốc được cho là có những quyết sách mới

“Cho phép giao dịch trên thị trường đất đai nông thôn đồng nghĩa với việc nông dân có thể đàm phán trực tiếp với những nhà đầu tư mà không cần thông qua chính quyền. Điều này có thể giúp nông dân tiếp cận được giá trị thực của mảnh đất mình sở hữu”, Li viết trong một nghiên cứu của mình.

Kênh CBS News của Mỹ nói ở Trung Quốc, đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nông dân chỉ là những người được thuê để sử dụng chứ không được thế chấp hay cho thuê, điều này được cho là sẽ khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, sau phiên họp hồi đầu tháng 11 vừa qua, trong thông cáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói nông dân sẽ được cấp nhiều "quyền sở hữu" hơn mặc dù đất đai vẫn thuộc sở hữu của tập thể ở nông thôn chứ không phải cá nhân.

Tuy nhiên, quyền quản lý mới được truyền thông phương Tây diễn giải là sẽ cho phép người nông dân Trung Quốc dùng đất của mình như một tài sản để thế chấp hoặc chuyển nhượng.

Cuộc họp của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc thu hút được rất nhiều sự chú ý của những người dân vùng nông thôn Trung Quốc, Nhân dân nhật báo viết. Bởi cuộc họp này nhắc đến những thay đổi liên quan đến đất đai, chính là những lợi ích sát sườn của nông dân.

Huang Ying, một nông dân 45 tuổi tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc nói với Tân Hoa xã khi biết tin nông dân sẽ có nhiều quyền hơn với mảnh đất của mình: “Dù có được phép tôi cũng không bao giờ bán đất nhưng nếu được phép thì đem cho thuê hay thế chấp thì thật tốt”.

Theo Nhân dân nhật báo, ở Trung Quốc đất đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước trong khi đất nông thôn thường là sở hữu tập thể. Sau quá trình cải cách năm 1987, Trung Quốc đã chứng kiến quá trình phát triển mạnh mẽ của thị trường đất đai đô thị, nhưng đất nông thôn gần như vẫn nằm im.

Hiện nay, luật Trung Quốc chỉ cho phép nông dân sử dụng chứ không được bán, thế chấp hay cho thuê đất.

Thử nghiệm

Nam Phương đô thị báo, một trong những tờ báo uy tín nhất Trung Quốc hôm 15/11 vừa qua cũng đăng bài chi tiết về việc Trung Quốc thay đổi chính sách đất đai.

“Cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống mới về kinh tế nông nghiệp, nông dân cần được trao nhiều quyền lợi tài sản hơn, bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, phân phối công bằng về tài nguyên công cộng”, Nam Phương đô thị báo dẫn thông cáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tỉnh An Huy là nơi đầu tiên thử nghiệm mô hình cải cách quyền sử dụng đất ở Trung Quốc.

Theo báo chí chính thống Trung Quốc, nông dân ở 20 huyện của An Huy được phép chuyển nhượng, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất sang kinh doanh công nghiệp, du lịch hoặc thậm chí xây nhà ở quy mô nhỏ.


Một nông dân Trung Quốc bên mảnh đất bị thu hồi

Thời gian tới, An Huy được nói là sẽ xây dựng thị trường giao dịch đất nông nghiệp, điều chưa từng có từ trước tới nay tại Trung Quốc.

Tờ báo lớn nhất miền nam Trung Quốc bình luận, cải cách ở An Huy sẽ là bước cách mạng trong việc giải quyết bài toán đất đai tại đất nước này.

Một số vụ thu hồi đất ở Trung Quốc bị cho là chưa hợp lý bởi tiền đền bù cho nông dân quá thấp. Điển hình là vụ hàng ngàn người dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông biểu tình phản đối chính quyền hồi năm 2011.

“Tại sao vấn đề này lại lan rộng? Đó là do chiếm đất của người dân một cách độc đoán. Cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ đất là nguồn sống của nông dân nhưng quyền lợi của họ không được bảo vệ theo đúng nghĩa của nó”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Ôn Gia Bảo, khi đó là Thủ tướng Trung Quốc.

Luật đất đai Trung Quốc, điều 47 ghi rõ: Tổng số tiền hỗ trợ nơi ở mới, tiền đền bù thu hồi đất không được vượt quá 30 lần tổng giá trị nông sản bình quân của mảnh đất đó trong 3 năm.

Ước tính trung bình mỗi mẫu đất ở Trung Quốc nếu bị thu hồi sẽ được đền bù 30.000 NDT (khoảng 90 triệu đồng).

Cuộc cải cách lịch sử ở An Huy đang được nông dân và báo giới nước này vô cùng quan tâm. Một số tờ báo ở Trung Quốc nói điều này sẽ khiến nông dân được hưởng thêm lợi ích chính đáng từ việc biến đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, trong bối cảnh cơ chế xác định giá đền bù đất bị cho là còn cứng nhắc.

Theo Nam Phương đô thị báo, có thể hiểu là sắp tới Trung Quốc sẽ hình thành thị trường bất động sản ở cả thành thị lẫn nông thôn. Nông dân sẽ được nhiều quyền tự do hơn trong quyết định mua, bán hay sản xuất kinh doanh trên những khu vực đất đai họ vẫn sử dụng lâu nay hay muốn sử dụng nhưng bị "vướng" luật pháp hiện hành.

Tuy nhiên, vẫn theo Nam Phương đô thị báo, vì mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa thể nói nhiều về kết quả của cuộc cải cách sở hữu đất nông nghiệp lần này.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm