| Hotline: 0983.970.780

Vấn nạn phá rừng Thái Nguyên và trách nhiệm ngành nông nghiệp?

Thứ Năm 30/03/2017 , 09:39 (GMT+7)

Gần đây, sau vụ phá rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, đến lượt rừng phòng hộ đặc dụng Khuôn Mánh của tỉnh Thái Nguyên bị hủy hoại. Mới nhất là vụ xẻ thịt rừng Sảng Mộc, rừng Vũ Chấn, đốn hạ những cây sấu hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi đã gây nhức nhối dư luận tại địa phương.

Hạ đo ván cây cổ thụ

Rừng phòng hộ thuộc xóm Khe Rịa, xã Vũ Chấn là nơi một cây sấu rừng cổ thụ đã bị khai thác trộm từ nhiều tháng trước. Hiện trường tại chân đồi là điểm tập kết gỗ có khối lượng khá lớn. Phần lớn nhất của thân cây đã bị lâm tặc xẻ thành các tấm gỗ có chiều dài khoảng 3m, dày gần 30cm và rộng hơn 2m. Gốc cây bị chặt cách đó khoảng 100m trên lưng chừng núi. Dọc đường lên, còn khá nhiều đoạn thân, cành cây lớn nằm rải rác.

14-07-08_5
Hiện trường gỗ cây sấu cổ thủ bị lâm tặc hạ đo ván

Theo nhiều người dân sống trong vùng, cây sấu rừng này có hàng trăm năm tuổi, đường kính chỗ lớn nhất lên tới hơn 2m. Anh Phan Đức Cường, trưởng xóm Khe Rịa nói: Đây là cây cổ thụ lớn nhất xã, trước khi bị chặt hạ, cây vẫn luôn xanh tốt và ra quả đều đặn. Vì vậy, việc cây bị chặt trộm khiến nhiều người cảm thấy xót xa, tiếc nuối.

Cây sấu này nằm trong diện tích hơn 11ha rừng phòng hộ do gia đình anh Đặng Hữu Thuận (SN 1981) quản lý, bảo vệ. Theo hồ sơ của Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai, ngày 8/8/2016, sau khi phát hiện cây sấu bị chặt trộm, anh Thuận đã làm đơn trình báo cơ quan Kiểm lâm. Tổng khối lượng cây gỗ theo số liệu đo đạc của cán bộ kiểm lâm là 13,436m3.

Anh Đặng Hữu Thuận khẳng định gia đình không biết kẻ gian đã chặt trộm cây từ bao giờ, ngay khi biết đã làm đơn trình báo gửi Hạt Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện đã cử cán bộ phối hợp với xã Vũ Chấn tiến hành xác minh, lập biên bản tạm giữ toàn bộ số gỗ.

Tiếp đó, ngày 21/9/2016, Hạt Kiểm lâm đã gửi công văn báo cáo và đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho ý kiến chỉ đạo về phương án xử lý số gỗ này. Căn cứ vào đó, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai thiết lập hồ sơ vụ việc để xử lý theo thẩm quyền; thành lập hội đồng định giá để xác định giá trị gỗ, tịch thu sung công quỹ.

Thực hiện quy trình, Hạt Kiểm lâm Võ Nhai đã ra quyết định tịch thu gỗ, thành lập tổ công tác và xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc sơ chế, vận chuyển, nghiệm thu đóng dấu búa để bán gỗ sung công quỹ. Ngày 25/10/2016, Hội đồng định giá tài sản huyện Võ Nhai tại Hạt Kiểm lâm huyện do ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện làm chủ tịch đã định giá số gỗ cây sấu là 8.791.794 đồng.

Trong kết luận của Hội đồng có ghi rõ: “Hội đồng thống nhất cho Hạt Kiểm lâm bán số gỗ trên tại rừng thuộc khu vực xóm Khe Rịa, xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, nộp ngân sách Nhà nước số tiền là 8.791.794 đồng”. Đến ngày 7/11/2016, số gỗ đã được hoàn tất thủ tục bán cho ông Phan Văn Khánh (trú tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), tiền sung công quỹ Nhà nước.

Toàn bộ quá trình này, Hạt Kiểm lâm Võ Nhai không báo cáo UBND huyện, UBND xã Vũ Chấn cũng không báo cáo huyện. Ngày 12/11/2016, khi nắm được thông tin, lãnh đạo huyện Võ Nhai đã cử đoàn công tác đến hiện trường xác minh, lập biên bản, chỉ đạo xã Vũ Chấn giữ nguyên hiện trạng; yêu cầu Hạt Kiểm lâm báo cáo Huyện ủy, UBND huyện.

Đến ngày 14/11/2016, Hạt Kiểm lâm mới có văn bản báo cáo về vụ việc gửi tới UBND huyện. Giải thích về điều này, ông Vũ Thế Cường thừa nhận sai sót và cho rằng đã “sơ suất vì nghĩ đây là vụ việc đơn giản, chỉ báo cáo ngành dọc là đủ”.

Ngoài ra, nội dung của biên bản họp Hội đồng định giá tài sản cây gỗ sấu này có điểm đáng ngờ và những dấu hiệu sai phạm.

Cụ thể, biên bản ghi đoạn thân cây gỗ dài 10m bị rỗng giữa, khối lượng gỗ thực tế chỉ còn 50%. Điều này không phản ánh chính xác thực trạng số gỗ tại hiện trường. Việc bán lô gỗ với số tiền trên 8,7 triệu đồng cũng khiến dư luận đặt dấu hỏi, vì theo nhiều người am hiểu thị trường lâm sản, riêng một mét khối gỗ sấu rừng lớn đã xẻ như vậy có giá gấp rất nhiều lần.

Mặt khác, theo quy định thì việc thanh lý số tài sản này phải qua đấu giá, mức giá mà Hội đồng định giá đưa ra chỉ là cơ sở chứ chưa được coi là giá bán. Hội đồng cũng không có thẩm quyền “cho Hạt Kiểm lâm bán số gỗ trên” theo như biên bản đã ghi.

Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Võ Nhai, Phó Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản tại Hạt Kiểm lâm huyện, cũng nhận trách nhiệm vì đã “không đọc kỹ trước khi ký vào biên bản họp Hội đồng định giá lô gỗ”.
 

Lộ tẩy

Trước những bất thường trên, UBND huyện Võ Nhai đã thành lập đoàn công tác kiểm tra lại toàn bộ quy trình thủ tục xử lý vụ việc của cơ quan chuyên môn. Nhiều sai phạm đã bị lật tẩy. Cụ thể, khối lượng gỗ của cây sấu mà đoàn kiểm tra đo được lên đến 21,784m3 (chênh lệch giảm 62%, khối lượng do Hạt Kiểm lâm đo là 13,436m3).

14-07-08_6
Ảnh: Việt Bắc

Thêm nữa, theo xác định của hội đồng đấu giá thì số gỗ được bán có khối lượng là 8,569m3. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra lại xác định lô gỗ sấu sau khi bán đã được người mua sơ chế và được hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai kiểm tra, giám sát rồi nghiệm thu để đóng dấu búa lại có khối lượng lên tới 15,622m3 (chênh lệch tăng 82%).

Theo quy định, sai số cho phép đối với việc đo khối lượng gỗ tròn là 10%, gỗ xẻ là 5%. Việc đưa tổng khối lượng cây gỗ bị xẻ dưới 15m3 giúp cho sự việc chỉ ở mức xử phạt vi phạm hành chính (13,436m3). Việc xác định gỗ bị mọt rỗng và chỉ còn 50% sẽ làm giảm giá trị thật của lô gỗ. Chính vì vậy thì mới “lồi” ra được một khối lượng lớn gỗ ngoài vòng pháp luật. Thế nên, số lượng gỗ được đóng dấu búa để lưu hành lại vượt số lượng bán đấu giá. Cách xử lý đo đạc tăng giảm mềm mại, uyển chuyển như vậy có thể sẽ mang lại “lợi ích nhóm” vì việc xử lý là của cả hội đồng.

Từ những sai phạm nói trên, ngày 20/2/2017, ông Dương Văn Tiến (Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai) đã ký Quyết định yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật của vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Võ Nhai để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ở Thái Nguyên, nói về phá rừng, có người bi quan thốt lên, chừng nào rừng hết gỗ thì hết phá. Nói về nông nghiệp thì ấy là hàng thứ yếu vì tỉnh mình giàu tài nguyên khoáng sản, dày hoạt động công nghiệp, dịch vụ, mấy thứ lúa, lang, lạc, lợn sao phải quan tâm nhiều. Nỗi niềm ấy khiến cho Sở chuyên môn lắm chuyện bùng nhùng đến nỗi 3 năm không đạt cơ quan văn hóa. Quốc sách tái cơ cấu nông nghiệp có lẽ vì đó cũng bị buông màn nhiếp chính để rồi trễ nải, bỏ quên?

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm