| Hotline: 0983.970.780

1 huyện, 6 năm mất gần 2.900ha rừng

Thứ Năm 12/10/2017 , 15:05 (GMT+7)

Đọc báo cáo của UBND huyện An Lão (Bình Định) ban hành vào đầu tháng 2/2017, tôi thật sự “choáng”. Chỉ mới từ năm 2011 đến cuối năm 2016 mà trên địa bàn An Lão đã mất đến gần 2.900 ha rừng tự nhiên, đó là chưa kể gần 61ha bị triệt hạ tại xã An Hưng vừa được phát hiện đầu tháng 9/2017.

07-49-26_1
Rừng ở xã An Vinh (huyện An Lão) bị phá

Gần đây, Bình Định nổi lên nhiều vụ phá rừng khá “cộm”, khiến ngành chức năng và lãnh đạo tỉnh phải khẩn cấp “siết” công tác quản lý tại các địa phương và kỷ luật “làm gương” nhiều cán bộ kiểm lâm để chấn chỉnh công tác QLBVR.

Báo cáo kết quả kiểm kê rừng năm 2016 do UBND huyện ban hành ngày 8/2/2017 do ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện ký cho thấy, số diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại từ năm 2011 đến năm 2016 tăng với tốc độ “chóng mặt”!

Qua đối chiếu giữa bản đồ hiện trạng rừng tự nhiên năm 2015 và bản đồ kiểm kê hiện trạng rừng trồng năm 2016, số rừng tự nhiên trên địa bàn huyện An Lão bị thiệt hại đến 2.837,7ha. Cụ thể, 2011 mất 18,20ha; 2012 tăng lên 67,20ha; 2013 giảm xuống còn 16,24ha; năm 2014 giảm tiếp, chỉ còn 3,10ha.

Tuy nhiên bước sang năm 2015 lại tăng đột biến, đến 134,7ha; sang năm 2016, nạn phá rừng tự nhiên “tăng tốc” hơn nữa, có đến gần 2.600ha rừng bị triệt hạ.

07-49-26_2
Những cánh rừng ở huyện An Lão bị phá trọc để trồng keo

Đó là con số thống kê đến cuối năm 2016, bước sang năm 2017, trước khi phát hiện gần 61ha rừng tự nhiên bị triệt hạ tại xã An Hưng, ngành chức năng còn phát hiện 17 vụ phá rừng với diện tích trên 6,1ha. Đó là chưa kể nhiều trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

Cũng may, trong khi rừng tự nhiên mất đi thì diện tích rừng trồng đã thế vào. So sánh kết quả kiểm kê với kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2015, ngành chức năng huyện An Lão xác định diện tích rừng trồng tăng đến 7.337ha. Cả 10 xã, thị trấn đều có diện tích rừng trồng tăng. Tăng đột biến là xã An Hòa với hơn 1.414ha, xã An Hưng tăng trên 1.325ha.

Oái oăm ở chỗ, diện tích rừng tự nhiên ở An Lão bị “khai tử” chủ yếu là để lấy đất trồng rừng sản xuất. Thực tế này diễn ra suốt thời gian này, càng về sau nạn phá rừng càng táo tợn, có điều lạ là chính quyền không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, để lâm tặc táo tợn phá rừng như “chốn không người”.

Đơn cử như vụ phá gần 61ha rừng ở xã An Hưng vừa phát hiện vào đầu tháng 9 vừa qua, lâm tặc dùng cả xe cơ giới mở nửa km đường để vận chuyển gỗ đốn hạ được về xuôi tiêu thụ và vận chuyển cây keo giống lên trồng trên những diện tích rừng tự nhiên vừa bị phá. Ấy vậy mà người đứng đầu UBND xã An Hưng (đơn vị chủ rừng) nói là… không hay biết.

07-49-26_3
Gỗ khai thác từ rừng An Lão được bắt giữ
Giải thích, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Huyện ủy An Lão, người đi lên từ Trưởng phòng NN-PTNT huyện rồi sau đó có nhiều năm làm Chủ tịch UBND huyện An Lão, nói: “Họ phá dần dần từng thẻo, cứ như “hớt tóc” từng mảng, đến khi đi điều tra kiểm kê thì số diện tích rừng bị thiệt hại đã rất lớn. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng vừa thiếu vừa yếu, còn chính quyền nhiều địa phương xem nhẹ công tác bảo vệ rừng”.

 

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.