| Hotline: 0983.970.780

100 diễn giả thế giới đến Việt Nam bàn về sản xuất bền vững

Thứ Hai 13/07/2015 , 14:52 (GMT+7)

Những nhà nghiên cứu, nhà khoa học tại Việt Nam, nhà quản trị doanh nghiệp được khuyến khích tham gia bằng cách gửi tham luận về chủ đề “Sản xuất bền vững” về địa chỉ gcsm@vgu.edu.vn.

Hội nghị Toàn cầu về Sản xuất Bền vững lần thứ 13 sẽ diễn ra từ ngày 16 - 18/9/2015 tại TP.HCM và Bình Dương. Hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đến từ hơn 30 quốc gia sẽ tham dự sự kiện này.

Hội nghị Toàn cầu về Sản xuất Bền vững (tham khảo thêm tại website: http://www.gcsm.eu) là diễn đàn thường niên dành cho các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên  gia đến từ các trường đại học quốc tế, các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Hội nghị toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức tại Alabama, Hoa Kỳ vào năm 2003. Từ năm 2003 đến nay, Hội nghị Toàn cầu về Sản xuất Bền vững được tổ chức hàng năm tại Mỹ, Đức, Trung Quốc, Brazil, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia… Đây là lần đầu tiên Hội nghị diễn ra tại Việt Nam dưới sự đăng cai của trường Đại học Việt Đức với sự tài trợ của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Năm ngoái, Hội nghị lần 12 được tổ chức tại Trường ĐH Kỹ thuật Malaysia. Một trong những vấn đề được tập trung nhiều nhất là “Tái sản xuất ở Malaysia”. Vấn đề sản xuất bền vững ở phương Tây và các nước mới nổi ở Đông Nam Á…

Hội nghị sẽ đề cập đến những giải pháp và ứng dụng tiêu biểu nhất của Việt Nam trong các lĩnh vực như sử dụng tài nguyên kinh tế và hiệu quả,  tái chế và tái sản xuất, mô hình kinh doanh sáng tạo và ví dụ điển hình cho mối quan hệ hợp tác công nghiệp sẽ được thảo luận nhằm mang đến cái nhìn toàn diện về những cơ hội phát triển khoa học kỹ thuật thông qua thông qua hợp tác và cạnh tranh toàn cầu.

Điểm nhấn quan trọng của sự kiện chính là phần trình bày tham luận của những nhà nghiên cứu, các chương trình thảo luận nhóm xoáy sâu vào những vấn đề liên quan đến sản xuất bền vững. Cho đến nay, ban tổ chức đã nhận được tham luận của hơn 150 nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới gửi về.

Với mong muốn làm cầu nối giữa các nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa, trọng tâm của hội nghị sẽ là chương trình thảo luận về những công nghệ tiên tiến trên thế giới, ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam cũng như những tác động xã hội của các công nghệ này, BTC dành sự ưu đãi đặc biệt cho những nhà nghiên cứu, lãnh đạo của doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam muốn tham dự Hội nghị. Những nhà nghiên cứu, nhà khoa học tại Việt Nam, nhà quản trị doanh nghiệp chỉ cần gửi tham luận về chủ đề “Sản xuất bền vững” về BTC tại địa chỉ gcsm@vgu.edu.vn. Tác giả có bài tham luận được chọn sẽ được tài trợ hoàn toàn chi phí ăn ở, đi lại trong suốt 3 ngày diễn ra hội nghị. Những nhà nghiên cứu, tác giả không có bài tham luận được chọn chỉ đóng góp một khoản phí tương đương 50 Euro để tham dự Hội nghị này.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.