| Hotline: 0983.970.780

12 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật

Thứ Bảy 25/05/2019 , 07:10 (GMT+7)

Tuy đã nghỉ hưu đã 12 năm qua nhưng cô giáo Trần Thị Thoa (SN 1954) ở xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội hàng ngày vẫn tận tâm lên lớp dạy học miễn phí cho các học sinh là những trẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Lớp học đặc biệt

Năm 1972, cô Thoa bắt đầu đảm nhận công việc giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Đông Sơn. Tính đến ngày nghỉ hưu cô có 37 năm gắn bó với với việc dạy học. Trước khi nghỉ hưu 3 năm cô Thoa đã dạy học miễn phí cho các em học sinh khuyết tật ở lớp học tình thương ở chùa Hương Lan, xã Đông Sơn.

Cô Thoa dạy học miễn phí ở lớp học tình thương.

Trong ánh mắt đồng nghiệp cô luôn là một giáo viên có trình độ, viết chữ rất đẹp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, luôn gần gũi chia sẻ cùng đồng nghiệp những phương pháp giảng dạy tốt nhất để truyền đạt đến các em học sinh và đã góp phần tạo nên thành công chung của Trường tiểu học Đông Sơn trong những năm tháng cô Thoa còn công tác.

Như thường lệ, dù đã nghỉ hưu và năm nay cũng đã 65 tuổi nhưng cứ tới thứ bảy, chủ nhật hàng tuần cô lại đạp chiếc xe đạp cũ kỹ từ ngày xưa của mình tới lớp dạy học cho các cháu khuyết tật, con nhà nghèo ở lớp học tình thương ở chùa Hương Lan.

Lớp học tình thương giản dị, yên tĩnh nương tựa trong chùa Hương Lan đã thu hút 60 học sinh đặc biệt. Để các cháu có thể nói cười, biết những điều sơ đẳng trong cuộc sống hằng ngày, hằng tuần cứ vào sáng thứ 7, chủ nhật, cô Thoa cùng 3 cô giáo khác trong làng lại âm thầm, khó nhọc gieo những con chữ, dạy các em biết những nguyên tắc đơn giản trong cuộc sống đời thường...

Mỗi em mỗi hoàn cảnh, mỗi bài học khác nhau, cháu học nói, học hát, cháu học chữ, có cháu đến chỉ để chơi với chúng bạn.

Cô Thoa cho biết: Học sinh của lớp chủ yếu là những em khuyết tật sinh sống trên địa bàn huyện Chương Mỹ, bị mắc các căn bệnh như thiểu năng trí tuệ, câm, điếc, bệnh tự kỷ, điều kiện sức khỏe, bệnh tật không cho phép các em được học tại các lớp học chính quy. Thương các con, các cháu, các cô tranh thủ buổi sáng của ngày nghỉ cuối tuần, đến đây dạy các cháu học làm người bình thường. Mỗi học sinh một chương trình riêng biệt, để xua đi cảm giác mặc cảm, tự ti về bản thân và để được hòa nhập vào cộng đồng.

Chính từ sự dạy bảo tận tình của cô Thoa nhiều học sinh đã biết đọc, biết viết.

“Bản thân mình luôn mong muốn các em tuy bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng phát huy được tính tự lập, ý thức cao trong sinh hoạt và học tập để không phụ sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ nên cố gắng đưa các em vào trong khuôn khổ, môi trường khá kỷ luật. Mục đích cao nhất là muốn các em nâng cao ý thức hơn, tận dụng tốt thời gian để tập trung cho học hành, không phải ưa gì cũng được. Tuy vậy, do các em là những đứa trẻ đặc biệt bị mắc các bệnh như down, thiểu năng trí tuệ nên nhiều lúc quá hiếu động mà không kiểm soát được bản thân và nhận thức rất chậm chạp nên tôi cũng phải tạo sự gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các em để chúng tránh bị áp lực”, cô Thoa cho hay.

Điều khiến cô Thoa trăn trở nhất là làm sao duy trì được lớp học đó, làm sao để nâng cao được chất lượng cho học sinh, đặc biệt là các bạn học yếu. Cố gắng để lớp học phát huy được hiệu quả, giúp các em nâng cao được kiến thức biết đọc, biết viết một cách thuần thục. Vì thế, học sinh trong lớp học tình thương được cô giáo Thoa dạy dỗ chu đáo, kinh phí phần lớn do cô Hòa tự bỏ tiền lương hàng tháng để hỗ trợ cho các em về sách vở và đồ dùng học tập. Vì là lớp học đặc biệt nên phương pháp dạy cũng đặc biệt.

Do hầu hết học sinh đều bị khuyết tật, mỗi em lại một dạng khuyết tật khác nhau như: bệnh down, câm điếc bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ mà việc dạy trở nên nhọc nhằn.

Lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật tại chùa Hương Lan.

“Phải kiên trì. Có em dạy viết tên hôm trước thì hôm sau lại phải dạy lại. Nóng ruột thì khó lòng dạy được. Cũng có em năm năm rồi vẫn học lớp một bởi bàn tay em yếu quá, không viết được chữ. Có em chậm tiếp thu, khó làm toán. Nhưng nhiều chúng tôi vẫn kiên trì với các em qua năm tháng", cô Thoa chia sẻ.

Cô Thoa tâm sự: “Nhìn các con bị khuyết tật tôi thấy rất thương vì cũng là con người nhưng khi sinh ra các em lại không được bình thường như các cháu. Các cháu đã phải chịu thiệt thòi quá nhiều, tôi muốn làm điều gì đó để giúp các con biết chữ, mong sao giảm bớt nghiệp khổ cho các con để các con đỡ khổ…”.
 

Kết hợp dạy với... dỗ

Dù các em học sinh khuyết tật trong lớp học miễn phí có nhiều độ tuổi khác nhau nên vẫn được cô Thoa xây dựng kế hoạch giảng dạy hợp lý để quá trình học tập của các em không bị gián đoạn.

Cô Thoa vẫn thường xuyên liên hệ với các bậc phụ huynh hỏi thăm về những học sinh mình đã từng dạy học ở nhà, dõi theo từng bước tiến bộ của các em. Những điểm cần uốn nắn, những gì cần lưu ý, cần phải bổ sung… cô Thoa đều trao đổi thêm với các bậc phụ huynh.

Cô Thoa tận tình uốn nắn từng nét chữ cho trẻ khuyết tật.

“Để có phương pháp dạy học hiệu quả và hợp lý, tôi đã tìm tòi và phải tự sáng tạo; phải biết lực học của từng em để có cách củng cố kiến thức, dạy cho phù hợp. Dạy phải biết kết hợp với dỗ, phải động viên, khuyến khích và yêu mến các em thực sự bằng tấm lòng. Phương pháp dạy học rất quan trọng, nếu chỉ có truyền đạt kiến thức không thì sẽ không thể mang thành công đến cho các em. Trong quá trình dạy, tôi lồng ghép nguồn kiến thức phong phú và đa dạng từ tin tức trên ti vi, báo đài, các ngày truyền thống ca ngợi quê hương đất nước, kinh nghiệm cuộc sống thực tế, gợi sự sáng tạo của các em để các em dễ hiểu, dễ tiếp thu, rèn luyện và có thể tự tin hòa nhập với cộng đồng", cô Thoa tâm sự.

Ngoài thời gian lên lớp giảng dạy tình thương cho các trẻ em khuyết tật, ngày thường cô Thoa vui vẻ chơi bên các cháu nội ngoại để mẹ các cháu đi làm và cô còn nhận làm thêm mây tre đan thủ công xuất khẩu về nhà làm.

Cô Thoa nhận thêm làm đồ mây tre đan xuất khẩu tại nhà.

Cô nói: “Mỗi tháng vừa trông cháu nội ngoại giúp các con lại có thể làm thêm mây tre đan cho cô thu nhập thêm mỗi tháng khoảng 2 - 3 triệu. Ngày trước lương giáo viên không đủ sống, khi ấy cô còn trẻ cô cũng phải vừa dạy học lại phải một nắng hai sương làm thêm đủ thứ nghề và làm ruộng để nuôi gia đình”.

(Kiến thức gia đình số 21)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm