| Hotline: 0983.970.780

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

Thứ Bảy 12/04/2025 , 16:42 (GMT+7)

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP.HCM phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Bình.

PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP.HCM phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Bình.

Chính thức triển khai từ năm 2010, chương trình tiên tiến ngành thú y được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông lâm TP.HCM) và Đại học Queensland (Úc). Đây là chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo bác sĩ thú y bằng tiếng Anh theo định hướng chất lượng cao và chuẩn quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP.HCM cho biết, sau 15 năm hoạt động, chương trình đã đào tạo hơn 260 sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước.

“Đây là minh chứng cho chiến lược phát triển bền vững, đổi mới giáo dục và hội nhập toàn cầu của nhà trường. Sinh viên không chỉ tiếp cận tri thức hiện đại mà còn được kết nối học thuật và văn hóa giữa Việt Nam và Úc”, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn nhấn mạnh.

Chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y chú trọng kỹ năng thực hành, quy mô lớp học nhỏ, đào tạo theo nhóm giúp nâng cao tay nghề và khả năng tư duy độc lập. Đây cũng là những năng lực mà các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đang đặc biệt quan tâm.

PGS.TS Nguyễn Tất Toàn và PGS.TS Lê Quang Thông (trái) trao kỉ niệm chương cho GS Rachel Allavena (Đại học Queensland). Ảnh: Lê Bình.

PGS.TS Nguyễn Tất Toàn và PGS.TS Lê Quang Thông (trái) trao kỉ niệm chương cho GS Rachel Allavena (Đại học Queensland). Ảnh: Lê Bình.

Theo PGS.TS Lê Quang Thông - Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, không chỉ sinh viên được hưởng lợi từ chương trình mà đội ngũ giảng viên cũng trưởng thành hơn cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Nhiều giảng viên đã được cử sang giảng dạy tại các trường đối tác quốc tế. Khoa cũng mời các chuyên gia, giáo sư nước ngoài đến chia sẻ, giảng dạy tại khoa. Chương trình cũng có sự tham gia giảng dạy của nhiều CEO và chuyên gia uy tín trong ngành thú y.

“Chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao, xếp thứ hai trong số các chương trình tiên tiến của cả nước. Chúng tôi cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các đối tác trong khu vực châu Á và Đông Nam Á”, PGS.TS Lê Quang Thông cho hay.

Mỗi năm, khoa Chăn nuôi Thú y cử khoảng 30 sinh viên đến thực tập, học tập tại hơn 13 quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… Đồng thời, khoa cũng tiếp nhận sinh viên quốc tế đến giao lưu, tạo môi trường học thuật đa chiều và hội nhập.

GS Rachel Allavena, Phó khoa Thú y của Đại học Queensland chia sẻ: “Sinh viên Việt Nam là những học trò xuất sắc, đầy đam mê và chủ động trong học tập. Tôi luôn cảm thấy vinh dự khi được giảng dạy và làm việc cùng các bạn”.

Tại buổi lễ, các lớp sinh viên trong chương trình đã tự tay thiết kế những poster sinh động kể lại hành trình học tập, nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa trong suốt 15 năm qua. Những hình ảnh, câu chuyện và khoảnh khắc đáng nhớ ấy không chỉ ghi dấu trưởng thành mà còn là lời tri ân sâu sắc gửi tới thầy cô, bạn bè và các đối tác đồng hành cùng chương trình.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.