| Hotline: 0983.970.780

22h30 đêm nay lắp tàu Cát Linh - Hà Đông lên ray đường sắt trên cao

Thứ Hai 20/02/2017 , 19:47 (GMT+7)

Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, sẽ tiến hành cẩu lắp đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông lên ray đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội từ 22h30 đêm nay (20/2) đến 5h sáng 21/2. Lực lượng chức năng sẽ tổ chức cấm toàn bộ chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La.

Các toa tàu vẫn được phủ bạt kín trước giờ cẩu lắp lên ray (ảnh: Hữu Nghị)
Các toa tàu vẫn được phủ bạt kín trước giờ cẩu lắp lên ray (ảnh: Hữu Nghị)


Theo ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, sau quá trình các bên bàn bạc, tiếp thu ý kiến, các bên thống nhất vị trí cẩu lắp đoàn tàu đầu tiên lên ray chính tuyến trên cầu cạn tại vị trí từ trụ JR02 đến JR06, khu vực ga La Khê, nằm trên đường Quang Trung - Hà Đông (giáp ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn).

“Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông được tiến hành cẩu lắp từ 22h30 đêm 20/2 đến 5h ngày 21/2. Theo kế hoạch dự kiến, mỗi đêm thực hiện cẩu lắp 2 toa. Việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn sẽ được thực hiện bằng cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (cần cẩu loại 250 tấn), cần chính 51,8m; bán kính hoạt động từ 10,8m đến 12m ứng với trọng lượng mã hàng tương ứng từ 84,5 tấn đến 79,5 tấn, để cẩu lắp đoàn tàu” - ông Thành cho hay.

Tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ được cẩu lắp đêm 20/2 (ảnh: Hữu Nghị)
Tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ được cẩu lắp đêm 20/2 (ảnh: Hữu Nghị)


Phương án thi công chi tiết cẩu lắp đoàn tàu do Tổng thầu EPC/đơn vị vật tải lập và được Tư vấn giám sát kiểm tra, phê duyệt. Công tác hướng dẫn tổ chức giao thông phục vụ vận chuyển và cẩu lắp đoàn tàu được Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai.

Trong thời gian chuẩn bị cẩu lắp các toa tàu sẽ cấm toàn bộ giao thông chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La, đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại. Trong thời gian cẩu, cấm toàn bộ đoạn đường khu vực này (theo cả 2 chiều).

Ban Quản lý dự án Đường sắt sẽ chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng (Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và chính quyền địa phương...); bố trí đầy đủ hàng rào, biển báo hiệu và nhân lực để phân luồng tổ chức giao thông, hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình cẩu lắp đoàn tàu vào vị trí.

Bánh tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Hữu Nghị)
Bánh tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Hữu Nghị)


Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh, những đầu máy, toa xe đường sắt là hàng có giá trị, ý nghĩa rất lớn. Việc đưa lên ray càng cần hết sức cẩn trọng, không vì sức ép tiến độ mà để xảy ra rủi ro. Đồng thời, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa giao lãnh đạo Vụ Khoa học- công nghệ, Cục Quản lý chất lượng và xây dựng công trình giao thông cùng Ban Quản lý dự án họp bàn phương án tối ưu nhất, an toàn nhất để đưa đầu máy, toa xe lên đường ray trên cao.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm