| Hotline: 0983.970.780

3 giống keo lai ưu việt

Thứ Hai 01/07/2013 , 10:28 (GMT+7)

3 giống keo lai quốc gia BV16, BV32, BV33 đều là TBKT phục vụ trồng rừng kinh tế.

TS Hà Huy Thịnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống & công nghệ sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp VN) cho biết, 3 giống keo lai quốc gia BV16, BV32, BV33 đều là TBKT phục vụ trồng rừng kinh tế.

Hiện diện tích 3 giống keo lai này trải dài từ Cà Mau đến các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, trồng trên nhiều dạng đất và điều kiện khí hậu khác nhau, sinh trưởng tốt trong điều kiện mùa đông khô lạnh ở miền Bắc. TGST nhanh, thân thẳng, cành nhánh nhỏ và ít, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhanh khép tán phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, cây có khả năng cố định đạm, do đó cải tạo đất khá tốt. Nói chung, trong bộ giống keo lai quốc gia, về chất lượng gỗ, BV10 là vượt trội hơn cả. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác BV16, BV32 hay BV32 lại có ưu điểm là khả năng chịu hạn tốt hơn. 3 giống keo lai này có thể thích nghi với những vùng đất khô cằn, thiếu nước.

Về năng suất, BV16 đạt từ 15 - 35 m3/ha/năm, tùy theo dạng lập địa và hình thức thâm canh, vượt hơn từ 20 - 40% so với giống keo tai tượng nhập nội. BV32, BV33 năng suất tương đương nhau, khoảng 20 - 40 m3/ha/năm.

TS Hà Huy Thịnh cho biết, gỗ của 3 giống keo lai này rất phù hợp cho SX giấy, ván dăm, ván sợi, ván MDF và làm gỗ xẻ SX đồ mộc gia dụng để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năng suất cụ thể của từng loại trên thực tế còn phụ thuộc điều kiện tự nhiên của từng vùng, quá trình canh tác, chăm sóc.

Về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường: Thực tế cho thấy, trồng rừng bằng 3 giống keo lai quốc gia kể trên mang lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và sử dụng đa mục đích như làm nguyên liệu giấy và ván nhân tạo (luân kỳ 5 - 7 năm) hoặc gỗ xẻ (luân kỳ 8 - 10 năm).

Với ưu điểm sinh trưởng nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, 3 giống keo lai này được các đơn vị SX lâm nghiệp, các hộ dân, Cty trồng rừng... trồng với diện tích lớn. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập; đồng thời mang lại hiệu quả lớn về môi trường từ diện tích rừng trồng keo lai để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; đặc biệt là các vùng khó khăn.

3 giống keo lai này còn có khả năng nhân giống bằng mô - hom. Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã đưa ra quy trình có thể áp dụng rộng rãi và chuyển giao dễ dàng cho các đơn vị có đủ điều kiện áp dụng hoặc người dân làm vườn ươm tại nhà.

Theo TS Thịnh, cách chống sâu bệnh tốt nhất cho keo lai là phải trồng hỗn hợp nhiều giống trên cùng một diện tích đất. Đồng thời, khi trồng từ 3 - 4 năm. Người trồng phải chú ý đến giống gốc hoặc lấy giống đã được phục tráng để SX. "Giống cây cũng như con người, sau một thời gian trồng, nếu không thay đổi giống, cây sẽ nhanh chóng bị thoái hóa. Và một khi đã bị thoái hóa, những giống keo lai ưu việt này sẽ không còn đạt được năng suất, chất lượng như ban đầu", TS Thịnh lý giải.

Những năm trở lại đây, khí hậu luôn biến đổi theo chiều hướng xấu. Việc tìm tòi, nghiên cứu cây lâm nghiệp có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết. Viện Nghiên cứu giống & công nghệ sinh học lâm nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu một số giống keo lai mới, phù hợp với khí hậu trong tương lai.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm