| Hotline: 0983.970.780

Khai thác lợi thế rừng, khí hậu để phát triển cây sâm Lai Châu

Thứ Ba 17/10/2023 , 09:15 (GMT+7)

Cùng với cây sâm Lai Châu và các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội đã giúp người dân Mường Tè dần thoát nghèo.

Sâm Lai Châu đang được bảo tồn và phát triển. Ảnh: H.Đ. 

Sâm Lai Châu đang được bảo tồn và phát triển. Ảnh: H.Đ. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương, huyện Mường Tè cần tập trung khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi của địa phương như về rừng, khí hậu, đất đai và cây dược liệu để phát triển sâm, thảo quả, sa nhân... Cùng với đó, tận dụng khai thác phát triển chăn nuôi ở các vùng có điều kiện, nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng gắn với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Là huyện có vị trí hết sức quan trọng, trọng yếu với hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu mong muốn huyện Mường Tè tích cực thu hút đầu tư, đồng hành với người dân và doanh nghiệp để phát triển, nâng diện tích che phủ rừng, tạo sinh kế cho người dân.

3 tháng cuối năm, đề nghị huyện thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó rà soát, tính toán kỹ từng dự án để có giải pháp chỉ đạo thực hiện. Tích cực tháo gỡ khó khăn đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí thời gian thực hiện một cách hợp lý, việc nào cần làm trước phải được triển khai ngay; rà soát báo cáo kịp thời với tỉnh và có đề xuất cụ thể với từng nội dung, chương trình, các tiểu dự án; bám sát và phối hợp kịp thời với các sở, ngành chuyên môn về các nội dung, dự án.

9 tháng đầu năm, huyện Mường Tè hoàn thành công tác trồng rừng mới và vượt kế hoạch tỉnh giao, đạt 527,3ha (vượt 27,3ha); hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng, các ngành dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Về nông thôn mới, theo bộ tiêu chí mới, huyện vẫn đảm bảo duy trì 3 xã đạt chuẩn; bình quân đạt 13,69 tiêu chí/xã (cao nhất so với các huyện, thành phố)...

Đặc biệt, tại 3 xã thuộc huyện Mường Tè có gần 70 hộ dân và 7 doanh nghiệp, công ty đầu tư phát triển vùng trồng với tổng diện tích gần 500ha gồm sâm Lai Châu và một số cây dược liệu khác.

Xem thêm
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất