| Hotline: 0983.970.780

4 giống cam Cao Phong

Thứ Hai 09/03/2015 , 10:48 (GMT+7)

Ngày 5/11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, 4 giống cam được bảo hộ gồm CS1, cam Xã Đoài lùn, cam Xã Đoài cao và cam Canh. Khu vực địa lý được bảo hộ là thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong thuộc huyện Cao Phong.

Hai giống cam Xã Đoài cao và Xã Đoài lùn thực chất là 2 dòng của giống cam Xã Đoài được một linh mục người Pháp quản hạt địa phận xã Nghi Diên (tên nôm là Xã Đoài), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An nhập nội vào trồng trong khu nhà thờ của địa phương từ khoảng năm 1920-1930. Tại cuộc thi đấu xảo trái ngon do triều đình Huế tổ chức năm 1937, cam Xã Đoài đã đoạt giải Nhất.

Nhận thấy giống cam Xã Đoài có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái các tỉnh miền Bắc Việt Nam, từ năm 1960 - 1980 Bộ Nông trường (nay là Bộ NN-PTNT) đã đưa giống cam này cùng với 2 giống cam khác là Sông Con và Vân Du vào trồng tập trung với diện tích lớn trong các nông trường quốc doanh, trong đó có Nông trường Cao Phong (Hòa Bình). Sau này Viện Nghiên cứu rau quả đã tuyển chọn và phục tráng 2 dòng Xã Đoài cao thành (quả hình trứng) và Xã Đoài thấp thành (quả hình cầu, thấp thành).

Cam Xã Đoài cao Cao Phong mọng nước, thơm, quả hình cầu đều hơi lồi về cuối. Vỏ quả khi chín có màu vàng cam và nhẵn, túi tinh dầu nhìn rõ. Tép màu vàng nhạt, vị ngọt.

Cam Xã Đoài lùn Cao Phong mọng nước, thơm. Quả có hình cầu đều, màu vàng cam, vỏ nhẵn, túi tinh dầu lộ rõ. Tép múi màu vàng nhạt, vị ngọt.

Cam Canh Cao Phong được di thực từ xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, có vỏ nhẵn và mỏng, mọng nước. Quả có hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín có màu đỏ gấc, túi tinh dầu nhìn không rõ. Múi ít hạt, vách múi dai nhưng dễ tan, ít xơ bã. Vị ngọt mát.

Cam CS1 Cao Phong là giống cam chín sớm do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai (Viện Nghiên cứu rau quả) tuyển chọn và trồng khảo nghiệm thành công từ một dòng đột biến của giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép phát triển trên diện rộng. 

Cam CS1 có vỏ quả màu vàng đậm, tép màu vàng đậm; mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm. Hình cầu đều, vỏ quả nhẵn, túi tinh dầu lộ rõ.

Ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nhấn mạnh: “Cùng với chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong, huyện đang tập trung chỉ đạo quy hoạch lại vùng trồng để mở rộng diện tích, xây dựng quy trình SX cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để xây dựng thương hiệu “cam Cao Phong” nhằm đưa sản phẩm vươn xa hơn nữa ra các thị trường trong và ngoài nước”.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất