| Hotline: 0983.970.780

6 loại vacxin Covid-19 được cấp phép ở Việt Nam

Thứ Hai 02/08/2021 , 17:36 (GMT+7)

Tính đến tháng 8/2021, Bộ Y tế cấp phép cho 6 loại vacxin phòng Covid-19, đã tiếp nhận 5 loại, và triển khai tiêm chủng 3 loại trong số này.

Hiện người dân Việt Nam đã được tiêm 3 trong số 6 loại vacxin được Bộ Y tế cấp phép.

Hiện người dân Việt Nam đã được tiêm 3 trong số 6 loại vacxin được Bộ Y tế cấp phép.

Vacxin AstraZeneca

Vacxin do Tập đoàn đa quốc gia AstraZeneca sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vacxin này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, với tổng số vacxin đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vacxin AstraZeneca được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Hiện Việt Nam đã tiếp nhận 8.716.290 liều vacxin này, và triển khai tiêm chủng từ tháng 3/2021. Đây cũng là loại vacxin có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Vacxin Gam-COVID-Vac (SPUTNIK V)

Vacxin Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vacxin này đã được sử dụng tại 49 quốc gia, với tổng số vacxin đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vacxin Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt. Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vacxin Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10.000 liều vacxin Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

Vacxin Vero Cell (Sinopharm)

Vacxin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products - Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, và được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vacxin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Tại Việt Nam, vacxin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vacxin Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8.  Riêng huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm vacxin với 50% dân số toàn huyện. Đây cũng là loại vacxin mà TP. HCM nhận.

Vacxin Comirnaty (Pfizer/BioNTech)

Vacxin của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ, và được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vacxin này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Vacxin Comirnaty được Bộ Y tế phê duyệt. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vacxin Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Vacxin Spikevax (Moderna)

Vacxin Spikevax do Moderna sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vacxin này đã được sử dụng tại 63 quốc gia, với khoảng 340 triệu liều.

Vacxin này đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vacxin Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility, và đang triển khai tiêm chủng.

Vacxin Janssen

Vacxin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất, được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vacxin này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Vacxin do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vacxin này.

Tất cả các loại vacxin được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm