| Hotline: 0983.970.780

7 tháng đầu năm: Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng 2 con số

Thứ Sáu 16/08/2024 , 15:26 (GMT+7)

Cà phê và hồ tiêu là hai nông sản xuất khẩu chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về trị giá của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, dù sản lượng sụt giảm...

Theo số liệu sơ bộ mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tới hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 64,66 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 31,34 tỷ USD. Chiều ngược lại, tổng giá trị nhập khẩu đạt 212,97 tỷ USD, tăng 18,5%, tương ứng tăng 33,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 14,52 tỷ USD sau 7 tháng, tương ứng giảm 1,98 tỷ USD so với mức thặng dư 16,5 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.

Thống kê hải quan ghi nhận, trong 7 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ, với mức tăng lên tới hai con số. Đáng chú ý, một số mặt hàng dù có số lượng xuất khẩu sụt giảm, nhưng trị giá xuất khẩu tiếp tục tăng - cho thấy chúng ta đã bán được hàng với giá tốt hơn đáng kể so với năm trước.

Ví dụ, mặt hàng cà phê dù giảm 12,4% về lượng nhưng có mức tăng tới 33,5% về trị giá xuất khẩu, đạt hơn 3,6 tỷ USD. Hay với hạt tiêu, dù giảm nhẹ 2,5% về lượng nhưng tăng tới 40,7% về trị giá xuất khẩu, đạt hơn 760 triệu USD...

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước trong 7 tháng đầu năm đạt 34,27 tỷ USD. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ghi nhận sự khởi sắc trong xuất khẩu nông sản, tuy nhiên, trước các diễn biến khó lường của thị trường, nhiều chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận sự gia tăng bất thường về số lượng cảnh báo từ Liên minh châu Âu (EU) với tổng cộng 57 cảnh báo, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng cảnh báo này dẫn đến việc EU tăng cường tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản xuất khẩu từ Việt Nam.

Hiện tại, đã có 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long, ớt, đậu bắp và sầu riêng. EU đã định kỳ rà soát và áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra và quản lý nhập khẩu mỗi 6 tháng. Do đó, nếu không có giải pháp kịp thời, nông sản xuất khẩu của Việt Nam có nhiều nguy cơ bị tăng cường kiểm tra biên giới theo quy định.

Chưa kể, cà phê, hồ tiêu và một số nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bị hạn chế khi xuất khẩu sang EU từ năm 2025 do khu vực này dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực phẩm...

Xem thêm
Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

'Thiên thời, địa lợi, nhân hòa' với cổ phiếu ngành phân bón

Giá ure, DAP duy trì ở mức cao cộng chính sách thuế giá trị gia tăng 5% chính thức áp dụng từ tháng 7/2025 giúp nhóm cổ phiếu ngành phân bón trở nên hấp dẫn.

Flamingo đoạt 3 danh hiệu tại Lễ vinh danh Thương hiệu Bất động sản dẫn đầu

Tập đoàn Flamingo 3 lần được xướng tên tại các hạng mục quan trọng nhất trong Lễ vinh danh Thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2024 - 2025.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất