| Hotline: 0983.970.780

800 nông dân nghèo được khám bệnh phát thuốc miễn phí

Thứ Ba 25/05/2010 , 10:29 (GMT+7)

Trong khuôn khổ Hội chợ xúc tiến TM-DL&ĐT ĐBSCL 2010 tại Tịnh Biên – An Giang, có thêm hoạt động khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tư vấn kỹ thuật trồng lúa cho 800 nông dân biên giới Việt Nam và Campuchia.

Trong khuôn khổ Hội chợ xúc tiến TM-DL&ĐT ĐBSCL 2010 tại Tịnh Biên – An Giang, có thêm hoạt động khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tư vấn kỹ thuật trồng lúa cho 800 nông dân biên giới Việt Nam và Campuchia của Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) – đơn vị đồng tổ chức Hội chợ. Hoạt động này diễn ra liên tục trong 4 ngày, từ 22-25/5/2010.

Ông Trần Văn Mân, Phó GĐ Quỹ chăm sóc sức khỏe nông dân do AGPPS sáng lập, cho biết: Bà con đến khám bệnh là những nông dân nghèo ở nhiều phum sóc của huyện Kirivong (Vương quốc Campuchia) và 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang). Ngoài khám bệnh, phát thuốc miễn phí, bà con còn được siêu âm phát hiện các bệnh nội khoa và đo điện tâm đồ, siêu âm tổng quát. Tổng kinh phí dự kiến cho đợt này khoảng 150 triệu đồng. Tham gia gồm các y, bác sĩ thiện nguyện đến từ các bệnh viện lớn của TW & địa phương: BV Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Nguyễn Trãi, Nhi đồng I…

Ngay trong ngày đầu tiên (21/5), hơn 200 nông dân của huyện Kirivong, tỉnh Takeo được chăm sóc sức khỏe. Ông Mâymin, 59 tuổi ở xã Phnom - Đenh, huyện Kirivong, vương quốc Campuchia phấn khởi nói: “Tôi hết sức vui mừng được đưa sang Việt Nam khám bệnh cấp thuốc miễn phí, vì tôi bị bệnh đã hơn hai năm nay nhưng gia đình nghèo thiếu ăn, không có tiền đến bệnh viện. Bác sĩ đã tìm ra bệnh cho tôi là bệnh cao huyết áp, cấp thuốc uống để điều trị. Tôi mong mau khỏe tiếp tục đi làm thuê kiếm tiền nuôi mấy đứa con nhỏ đang đến tuổi ăn học”.

Cụ bà Sendanh, 80 tuổi cũng ở xã Phnom-đenh, từ trong buồng siêu âm điện tim đi ra, cầm toa đến quầy nhận thuốc cho biết: “Tôi sống từng tuổi này, đây là lần đầu tiên sang bên này được bác sĩ Việt Nam hết sức chân tình khám bệnh, cấp thuốc đem về uống miễn phí. Đây là điều mà cả đời tôi không hề nghĩ đến, hôm nay tôi vui mừng không thể diễn tả được”. Bà con càng phấn khởi hơn khi khám bệnh, nhận thuốc xong lại được tham quan Hội chợ.

Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, điểm tư vấn kỹ thuật của AGPPS vẫn chật kín nông dân đến dự. Bà con nông dân ta và nước bạn hỏi cặn kẽ cách trồng các giống lúa mới, kỹ thuật canh tác, cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Thế mới biết nông dân ở đâu cũng chăm chỉ và hiếu học! Được biết, tại Campuchia, ngoài việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, khám bệnh, tư vấn, phát thuốc, mổ đục thủy tinh thể miễn phí cho người dân nghèo, AGPPS còn tổ chức các hoạt động thể thao văn hóa như đua xe đạp về nông thôn, tham gia hoạt động lễ hội truyền thống… Đó cũng là một cách “hướng về nông dân” Campuchia như cách AGPPS đã làm và được ủng hộ, đánh giá cao ở Việt Nam.

Gặp ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ AGPPS tại Hội chợ, ông cho biết: Chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân. Cụ thể, chúng tôi mang đến cho nông dân Campuchia qui trình canh tác tiên tiến để vừa nâng cao chất lượng, năng suất vừa bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cung cấp gói dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao, tránh cho người dân Campuchia vấp phải những vấn đề bất cập mà ở Việt Nam đã đối mặt khi nóng lòng muốn nâng cao năng suất. Nếu cả hai nước cùng trở thành cường quốc xuất khẩu gạo và hợp lực lại, sẽ góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới và nâng cao vị thế của hai quốc gia trên trường quốc tế.

Ông Vương Bình Thạnh, PCT UBND tỉnh An Giang cho biết: “Hiện nay mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh An Giang và nước bạn Campuchia rất tốt. Góp phần cho sự thành công này, có sự nỗ lực của AGPPS thông qua việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, công tác xã hội từ thiện tại Việt Nam và Campuchia…”

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm