| Hotline: 0983.970.780

Chuyện Chủ tịch xin từ chức& Bí thư xã đi xe Lếch - xù

Thứ Năm 16/09/2010 , 07:00 (GMT+7)

Năm 2009, một chuyện có thể coi là “động trời” với dân Nam Sách (Hải Dương) chính là việc chưa đến kỳ đại hội, không một lỗi lầm tì vết, không bị lôi ra kiểm điểm, kiểm thảo gì mà ông Đỗ Chính Yên, Chủ tịch xã Nam Hồng, lúc ấy đã viết đơn từ chức.

Ông Đỗ Chính Yên- cựu Chủ tịch xã Nam Hồng
Năm 2009, một chuyện có thể coi là “động trời” với dân Nam Sách (Hải Dương) chính là việc chưa đến kỳ đại hội, không một lỗi lầm tì vết, không bị lôi ra kiểm điểm, kiểm thảo gì mà ông Đỗ Chính Yên, Chủ tịch xã Nam Hồng, lúc ấy đã viết đơn từ chức.

>> Bản ''sớ'' 22 điều& chuyện quan ''rụng'' ở Cộng Hòa
>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ? 

"Vị trí Chủ tịch có ối thứ có thể bòn rút"

Đây là việc xưa nay hiếm, nhất là ở cấp cơ sở lại càng hiếm. Người đồn ông  vì mải làm đại lý kinh doanh sơn, kẻ lại bảo do đồng lương công chức còi cọc không đủ sức hút, thậm chí có người độc mồm độc miệng lại đơm đặt bởi xã nghèo, ông lại không có gan vơ vét nên về cũng phải.

 Giờ đây, sau một năm về với vườn cây xum xuê, lao xao ao cá, vị cựu lãnh đạo này mới bộc bạch đôi chút về lý do từ chức ngang xương của mình: “Công việc lãnh đạo xã mệt mỏi lắm! Mọi chuyện chỉ đạo, huyện chỉ có công văn về, tất cả giải quyết công việc, tiếp xúc với dân là cán bộ xã chứ ai? Người có chuyên môn giỏi còn đỡ nếu không loay hoay lắm. Phải nói thật, chuyên môn dọc của cán bộ xã phần đa không, cao nhất là tài chính, địa chính, giao thông, thủy lợi, văn hóa…hễ có sự vụ gì lại đùn lên cho chủ tịch. Không phải chỉ xã tôi đâu mà tình trạng chung chuẩn hóa cán bộ nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Con đường phổ biến là nếu anh học lớp 7 sẽ được cử đi bổ túc văn hóa cho hết phổ thông rồi học trung cấp, cao đẳng, đại học tại chức…; tiếng là có bằng đấy nhưng chất lượng thì không. Thời gian học đã nhanh, mức độ tiếp thu lại hạn chế thì sao mà chất lượng được. Nhưng dân cử, dân bầu nên vừa làm vừa học chiếm số đông”.

Có lẽ do tác phong từ cán bộ xã chuyển sang công chức xã nó chưa được chuyên nghiệp. “Một công việc đơn giản như giải thích chế độ chính sách với dân, hay phân giải tranh chấp đất đai cỏn con giao cho cán bộ địa chính làm mà anh cứ ậm à, ậm ờ người ta không thỏa mãn lại kéo lên Ủy ban, lại đến tay lãnh đạo trực tiếp giải quyết. Lắm khi, cán bộ cấp dưới tham mưu sao, lãnh đạo biết vậy. Nếu cán bộ  tham mưu kém, lãnh đạo không tỉnh táo là chết. Mười năm làm chủ tịch, nếu ở lại tôi dễ lên Bí thư vì uy tín khá tốt nhưng tính tôi cái gì thấy không thích, không hợp là từ chối”.

Hồi ông Yên xin rời ghế, làm đơn nghỉ hưu gửi xuống huyện với lý do thiếu máu não, lãnh đạo ở huyện cứ can mãi, hứa sẽ bố trí việc nhàn hơn, ông cũng lắc. Ngay cả Bí thư Đảng ủy xã cũng khuyên một cách chân tình rằng: “Anh thiếu máu não, yếu sức khỏe thì bố trí làm việc ít hoặc không cứ ngồi chơi, xơi nước rồi lĩnh lương chứ tội vạ gì mà phải về”, ông cũng kiên quyết dứt áo ra đi.

Ông Yên tâm sự: “Mức lương chủ tịch xã 1,7 triệu/tháng, cộng tất tật các khoản cũng trên 2 triệu, không phải to nhưng cũng là đáng mơ ước của nhiều người ở nông thôn. Nhưng không làm được việc mà cứ lĩnh lương tằng tằng hàng tháng, thấy áy náy lắm nên tháng 9/2009 mình từ chức. Mình mà tham, khi ngồi ở vị trí chủ tịch có ối thứ có thể bòn rút, dự án này nọ, chi phí cứ khống lên, sao chẳng có tiền bỏ túi? Rồi đất đai nữa, khối miếng xà xẻo được. Nhưng ngay từ đầu, ngồi ở ghế đã xác định với lương tâm mình rằng, không thể làm việc trái với đạo đức, pháp luật được. Phẩm chất người lãnh đạo theo mình tựu trung ở ba chữ dám: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chứ không phải có công thì nhận mà có việc gì không hay phủi tay cho cấp phó, cho cán bộ dưới quyền. Tôi ghét đặc loại người trong hội nghị bàn về một vấn đề thì gật gù nhất trí, không thể hiện quan điểm riêng nhưng ra ngoài bàn tán búa xua, thậm chí xúi giục quần chúng này nọ”.

Chuyện ông Bí thư xã đi xe Lếch - xù

+ "Thời phong kiến  qua đã lâu mà tôi thấy ở cấp cơ sở vẫn còn hiện tượng cha truyền, con nối. Một số phòng ban nhiều màu mỡ, lắm riêu cua đã bị các sếp gần như phong tỏa. Người ngoài rất khó vào được những phòng ban này mà chỉ dạng con ông, cháu cha phần đa năng lực kém, bằng cấp toàn cao đẳng, tại chức vào rồi được các quan kéo dần lên. Lắm khi sự sắp xếp các chức tước cho dạng con ông cháu cha này là sự đánh đổi, hoán vị một cách rất tinh vi giữa các bè phái, thế lực với nhau”, lời một người dân tại Hải Dương

+ "Làm lãnh đạo ở cấp cơ sở, tiền lương chỉ đủ xăng xe, chè nước, tiêu vặt thôi nhưng rất nhiều người đâm đầu chạy đua vào không phải vì họ dại đâu mà miếng ngon trước mắt họ chính là đất đai. Trong một khóa làm việc, họ sẵn sàng nhắm mắt ký bừa, cài cắm người nhà đứng tên vài lô đất, chấp nhận mất tất cả nếu bị lộ cũng vì đất", lời một người dân ở Nam Sách.

Ngược lại với chuyện “ở ẩn” trong sự lành lặn, sạch sẽ của ông Yên, có thể nói ở Nam Sách, thậm chí cả Hải Dương đâu đâu cũng nghe đến chuyện ông Bí thư xã Đồng Lạc ra thăm ruộng cũng đi bằng xe Lếch - xù (Lexus) vài tỉ bạc. Không biết bao nhiêu lời đồn rằng cái Lếch - xù đó chỉ là như cái móng tay trong mớ tài sản của ông nhưng ông làm giàu bằng cách gì mà tài thế? Có phi pháp không? Rồi những dị nghị xung quanh lối sống của ông cũng được thêu dệt chỉ vì sự giàu có.

Tôi quyết định đến chính trụ sở xã để mong bớt đi chút tò mò về vị Bí thư này. Đáng buồn là dù chiểu theo lịch ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy tiếp dân, nhưng mới hơn mười giờ sáng, các phòng Chủ tịch, Phó chủ tịch đã đóng im ỉm. Hỏi ra tôi mới được một người giải thích do kế hoạch nhà văn hóa của thôn nên lãnh đạo phải đi đôn đốc công việc cả. Đem thắc mắc chuyện đồn thổi quanh đời tư của Bí thư xã, hỏi bà Nguyễn Thị Trầm - Phó Bí thư Đảng ủy Đồng Lạc thì bà bảo đúng là có dư luận về Bí thư thật, nhưng ngay cả cán bộ trực tiếp dưới quyền anh Mạc Văn Tuấn cũng không thấy biểu hiện gì bất minh cả. Hơn thế anh ấy làm cũng rất được việc nên vừa rồi số phiếu tuy khiêm tốn vẫn tái trúng cử chức Bí thư.

Ông Mạc Thành Phê, trưởng thôn Miếu Lãng xã Đồng Lạc kể với tôi rằng: “Đâu đâu trong vùng cũng kể này, kể nọ về Bí thư Tuấn, nhất là trước kỳ đại hội. Chuyện đồn đại đến nỗi, ra đường dân cứ quây lại hỏi có thật không, làm tôi cũng chẳng biết trả lời ra sao? Hỏi ngay một số ông trưởng thôn họ gạt phắt đi, bảo rằng chẳng có chuyện Bí thư Tuấn làm việc xấu nên chỉ lo ngay ngáy vì những tin đồn vô căn cứ ấy mà ông Bí thư bị trượt kỳ đại hội rồi thì nguy. Theo đánh giá của chúng tôi ít có người làm được việc như ông ấy. Tiếng là giàu có, lãnh đạo xã thật nhưng việc lớn, việc nhỏ của thôn ông đều đến, rất nhiệt tình. Ngay cả thôn tôi xây cổng đình, ông cùng mấy người bạn cũng tự nguyện cúng tiến bằng tiền túi cả. May đại hội rồi ông lại tái trúng cử, dân mới thở phào đấy”. (Còn nữa)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm