| Hotline: 0983.970.780

Suýt sập bẫy nhà ngoại cảm rởm

Thứ Ba 30/11/2010 , 10:39 (GMT+7)

Tin vào lời giới thiệu của ông chủ tịch quận nọ, chúng tôi đã tìm đến gặp “thầy”. Chẳng biết “thầy” làm thế nào mà nhà tôi cứ mê lên…

Vợ chồng ông Phí Văn Kỷ kể lại câu chuyện
Ông Phí Văn Kỷ kể tiếp:

Do thời gian quá lâu, lại nóng lòng muốn tìm thấy mộ của em trai. Nhất là những năm qua, rộ lên tin đồn hết nhà ngoại cảm này đến nhà ngoại cảm khác đã giúp rất nhiều thân nhân của liệt sỹ tìm được hài cốt của con em mình nên anh em tôi cũng đã mấy lần tìm đến họ. Như phần trước đã nói, là một nhà “ngoại cảm” đã quả quyết rằng Cương hy sinh ở Bình Phước, và ba em An, Nhàn, Sen của tôi đã lặn lội vào đó hai lần, nhưng chẳng có kết quả gì.

>> Tôi đi tìm mộ em trai

Trong khi đó anh Phu, rồi anh Vy, những người là đồng đội của em tôi đều nói rằng Cương hy sinh ở Tây Ninh, thì vào quãng cuối tháng 9 năm 2010, một ông chủ tịch quận, người quen của chú em tôi là Phí Văn Nhàn, đã giới thiệu Nhàn với một “nhà ngoại cảm” tên là P.N.

Tin vào lời giới thiệu của ông chủ tịch quận nọ, chúng tôi đã tìm đến gặp “thầy”. Không biết “thầy” N. quê quán ở đâu, gốc gác thế nào, tài năng ra làm sao, chỉ biết “thầy” thuê nhà ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Mấy anh em đến, “thầy” thiết lập đàn tràng, bày lễ lạt ra rồi…thượng đồng, tuyên bố triệu hồn em tôi về cho “nhập” vào nhà tôi. Chẳng biết “thầy” làm thế nào mà nhà tôi cứ mê lên…

Bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Kỷ, cho biết :

- Không, lúc đó tôi hoàn toàn không mê. Đầu óc tôi vẫn tỉnh táo. Chỉ có điều tôi cứ trả lời mụ N. này như một cái máy. Ví dụ mụ hỏi tôi (vì lúc đó mụ đã “triệu hồn chú Cương nhập vào tôi” rồi , nên tôi chính là…chú Cương mà) là “anh hy sinh ở Quảng Trị, phải không ?” thì tôi lắc. Mụ lại hỏi “anh hy sinh ở Thừa Thiên- Huế phải không?”, tôi lại lắc. Rồi hỏi tiếp mấy tỉnh nữa, tôi đều lắc. Đến lúc mụ hỏi “anh hy sinh ở Đồng Nai, phải không?”, thì tôi gật. Lại hỏi tiếp “anh hy sinh ở huyện nào, có phải huyện Trảng Bom không?”, tôi lại gật. Hỏi “anh hy sinh tháng chín, phải không?”, tôi gật. Hỏi mấy ngày trong tháng 9, tôi lắc, đến một ngày thì tôi gật.

Thật tôi cũng không hiểu ra sao nữa. Hình như bằng một cách nào đó, mụ điều khiển tôi phải gật, lắc theo ý mụ. Tôi thường nghe người ta nói đến chuyện thôi miên, không biết có phải lúc đó tôi bị mụ ta thôi miên không, chỉ biết là mình hoàn toàn không làm chủ được mình…

Ông Phí Văn Kỷ đỡ lời vợ:

- Thượng đồng xong, “thầy” N. “thăng”, và quả quyết với gia đình tôi rằng em tôi “chết trận” ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trong một trận đánh “rất ác liệt”, xẩy ra vào tháng 9 năm 1969, được mai táng ở “gần mặt trận”. Muốn tìm được hài cốt thì phải đi ngay ngày hôm sau, nếu không thì không bao giờ tìm thấy. Và nếu đi thì chỉ trong một ngày là tìm thấy. Người nhà tôi đi bao nhiêu tùy ý, nhưng phải có “thầy” và một đệ tử của “thầy” đi cùng.

Đi máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh, “thầy” và đệ tử của “thầy” phải đi vé hạng thương gia (VIP), mà phải là vé khứ hồi. Vào đến nơi, hai “thầy”- trò phải ở khách sạn hạng sang, còn người nhà tôi ở đâu tùy ý. Trong quá trình tìm hài cốt, “thầy” sẽ “chỉ đạo” bằng điện thoại từ khách sạn…“Thầy” ra lệnh cho gia đình tôi: phải chuẩn bị một phong bì 3,5 triệu, một phong bì 500 ngàn, một cái lễ 2,5 triệu. Xe do “thầy” bố trí, tiền xe hết 7,5 triệu, sáng hôm sau xuất phát, tìm, đào, bốc hài cốt trong ngày là xong. Hôm đó đã là giáp ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Riêng vé máy bay đi lại cho chuyến đi này đã mất gần 22 triệu đồng.

Thú thật là lúc đó, không chỉ riêng nhà tôi mà tất cả các em trai, em dâu tôi cũng đều tin. Thì rõ ràng là “hồn” em tôi hiện lên, “nhập” vào người đang sống để quả quyết rằng mình chết ngày ấy tháng ấy, ở chỗ ấy, còn gì nữa mà không tin? Vào đến nơi, “thầy” dẫn đệ tử của mình tót vào một khách sạn bốn sao. Từ chỗ trọ, mấy anh em tôi bàn nhau: Mọi thông tin mà chúng tôi nắm được đều nói Phí Văn Cương hy sinh ở Tây Ninh. Sao “thầy” lại quả quyết em tôi “chết trận ở Trảng Bom, Đồng Nai”? Chuyện này có điều đáng ngờ.

Hai phóng viên của tạp chí “Rừng và Môi trường” (tôi làm Phó Tổng Biên tập tạp chí này), thường trú ở trong Nam, biết tin tôi vào tìm hài cốt của em, cũng tìm đến chơi. Vốn là những người rất am hiểu, thông tỏ về đất Đồng Nai, cả hai đều khẳng định không hề có một trận đánh nào xẩy ra vào ngày ấy, tháng ấy như lời phán của “thầy”. Lúc đó, cả nhà tôi mới giật mình tỉnh ngộ: Mắc bẫy rồi, bị lừa rồi. Vợ chồng tôi quyết định gọi đến khách sạn gặp “thầy” N., tuyên bố “phá hợp đồng”.

Nghe tôi thông báo chuyện đó, “thầy” làm ầm ĩ lên, “thầy” đe gia đình tôi là: “Không nghe lời tôi, nếu sau này gặp tai họa gì thì gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm, lúc đó có mời tôi tôi cũng không giúp nữa đâu”. Rồi “thầy” dẫn ra chuyện một gia đình khác, cũng đến nhờ “thầy” tìm mộ của thân nhân. “Thầy” đã chỉ rõ nơi thân nhân nằm rồi nhưng cuối cùng thì “lòng không thành”, không chịu tin “thầy” mà lại đi “tin nhảm tin nhí” nên không nhờ “thầy” nữa. “Thầy” bảo:

- Người nhà nhập vào tôi (tức “thầy” N.), lên miệng mắng cho một trận, và bảo “tao sẽ bẻ hết chân tay chúng mày”. Kết quả là sau đó, một đứa con của nhà ấy gẫy tay, đứa khác thì gẫy chân. Đấy tôi bảo thật cho mà biết, còn thì tùy ông bà

Mặc kệ “thầy” muốn nói thế nào thì nói, chúng tôi ra về. Cũng may mà tỉnh ra sớm, chứ không thì toi mất hơn chục triệu cả xe cộ lẫn lễ lạt. Hôm sau, đúng vào ngày khai mạc Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, tàu xe đều chật ních người, mấy chú em tôi nhanh chân kiếm được vé tàu hỏa nên ra được. Còn tôi, kẹt trong đó đúng một tuần. May mà trong đó có nhiều bạn bè, anh em. Nghĩ thật không cái dại nào giống cái dại nào.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai dự án chống ngập TP.HCM về đích

Ngày 27/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, UBND thành phố Thủ Đức tổ chức khánh thành 2 dự án chống ngập sau nhiều năm chật vật thi công.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm