| Hotline: 0983.970.780

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, họ cận nghèo và ngư dân

Thứ Ba 10/06/2008 , 08:15 (GMT+7)

Ông Huỳnh Văn Nam ở Quảng Ngãi hỏi: Xin luật sư cho chúng tôi biết về chính sách của Nhà nước hỗ trợ ngư dân nghèo mua tàu đánh bắt hải sản. Hiện nay chúng tôi được biết Nhà nước đã có chính sách nhưng người dân thì không hiểu biết nên chính quyền xã cho ai thì người đó được.

Vì vậy dụa vào tiêu chí nào để xét thì người dân chúng cũng không biết. Vì vậy chúng tôi rất muốn luật sư tư vấn, giải thích cụ thể, chi tiết về quy định được hỗ trợ vốn.

Trả lời:

Đảng và Nhà nước luôn luôn có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân để giúp họ ổn định cuộc sống, thoát khỏi đói nghèo cùng xã hội phát triển đi lên. Hàng năm Nhà nước đều có chính sách hỗ trợ đối với từng đối tượng, từng vùng miền cụ thể. Năm 2008 Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 289 ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với ngư dân được hưởng chính sách hỗ trợ theo các văn bản này là ngư dân thực hiện việc mua mới, đóng mới tàu dánh bắt hải sản có công suất từ 90CV trở lên.

Ngư dân thực hiện việc mua mới, đóng mới tàu cung ứng dịch vụ cho tầu đánh bắt hải sản.

Việc mua mới, đóng mới tàu có công suất từ 90CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác thuỷ sản hoặc giấy đăng ký kinh (đối với tầu dịch vụ), đã hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. tàu mua mới, đóng mới phải có máy mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật theo quy định và ngư dân phải có địa chỉ cư trú hợp pháp, có hoạt động đánh bắt tài sản được UBND cấp xã, phường xác nhận.

Mức hỗ trợ được quy định mỗi chiếc tầu mua mới, đóng mới được Nhà nước hỗ trợ 70.000 đồng / tàu/ năm.

Ngoài ra đối với ngư dân thay máy tàu ít tiêu hao nhiên liệu có công suất từ 40CV trở lên để đánh bắt hải sản, phục vụ hoạt động khai thác thuỷ sản được hỗ trợ 10 triệu đồng/ máy/ năm; Máy có công suất từ 90CV trở lên được hỗ trợ 18 triệu đồng/ máy/ năm. Ngoài ra còn quy định hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất 40CV trở lên, tàu dịch vụ cho hoạt dộng khai thác thuỷ sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia bảo hiểm thân tàu được hỗ trợ 30% tiền phí bảo hiểm trong năm và bảo hiểm tai nạn thuyền viên được hỗ trợ 100% số tiền phí bảo hiểm tai nạn thuyền viên trong năm.

Về hồ sơ ngư dân phải có đơn đề nghị có xác nhận của UBND xã, phường theo mẫu.

Bản sao có công chứng hoặc xác nhận của UBND xã, phường về các giấy tờ như đăng ký lưu hành phương tiện đánh bắt hải sản, giấy đăng kiểm ; giấy phép khai thác thuỷ sản, giấy phép kinh doanh…các bản sao về các giấy tờ có liên quan. Hồ sơ được gửi về cho UBND xã, phường tập hợp lập danh sách gửi lên Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện để thẩm định trình UBND ra quyết định hỗ trợ ngư dân.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hồ thủy lợi 137 tỷ đồng sạt trượt hơn một năm chưa tìm được nguyên nhân

Sau gần một năm xảy ra sự cố sạt trượt, khiến thân đập hồ chứa nước Đắk N’ting (Đắk Nông) xuất hiện nhiều vết nứt, cơ quan chức năng vẫn loay hoay tìm nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm