| Hotline: 0983.970.780

Đâu cứ phải "nhà kính, nhà lưới"

Thứ Sáu 31/08/2012 , 08:38 (GMT+7)

Việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao không nhất thiết cứ phải nhà kính, nhà lưới, quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

* Mỗi héc ta thu nhập cả tỷ đồng

TP Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong số ít địa phương của cả nước đi đầu trong SX NNCNC. Hiện cả nước chỉ mới có 3 DN được công nhận là DN ứng dụng CNC, trong đó có 2 đơn vị ở Đà Lạt là Cty Công nghệ sinh học Rừng Hoa và Cty Dalat Hasfarm.


Nhiều hộ dân trồng cà chua ngoài trời theo kỹ thuật hiện đại để cung cấp cho nhà máy chế biến XK

NHÀ KÍNH, NHÀ LƯỚI THU TIỀN TỶ

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, ngoài 2 đơn vị trên, trên địa bàn Đà Lạt và các huyện khác trong tỉnh cũng có hàng trăm đơn vị và cá nhân đang áp dụng CNC trong SX nông nghiệp bằng những tiến bộ khoa học như SX trong nhà kính, nhà lưới, tưới phun, kiểm soát chặt chẽ về sâu bệnh…

Cũng theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, hiện cả tỉnh có hơn 3.200 ha đất nông nghiệp được canh tác theo mô hình NNCNC. Điều đáng nói, qua khảo sát của Sở NN-PTNT thì ở những mô hình SX NNCNC đã cho doanh thu không dưới 300 triệu đồng/ha/năm, trong khi giá trị thu nhập bình quân của 1ha đất nông nghiệp của tỉnh là 80 triệu đồng. Trong việc áp dụng mô hình NNCNC, nhiều hộ nông dân ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương… trồng ớt ngọt có doanh thu rất cao, cụ thể mỗi héc ta cho thu nhập lên đến 1 tỷ đồng; trồng hoa cho doanh thu hơn 500 triệu đồng…

Theo quan niệm của nhiều người thì hiện nay, SX NNCNC trước tiên là công nghệ đó phải có hàm lượng chất xám cao hơn so với mặt bằng SX chung của địa phương; công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ kỹ thuật của địa phương; đặc biệt là sản phẩm của công nghệ này phải có chất lượng cao, an toàn, đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường và mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

Một trong những điều dễ dàng nhận thấy của mô hình SX NNCNC đó là hình thức canh tác trong nhà kính, nhà lưới. Và, việc SX theo CNC cho ra sản phẩm có chất lượng cao là điều đương nhiên.

KHÔNG NHÀ KÍNH, NHÀ LƯỚI THÌ SAO?

“Vấn đề quan trọng là chất lượng sản phẩm. Vậy, cần có một cơ quan chức năng đủ thẩm quyền và năng lực đứng ra kiểm định chất lượng sản phẩm "mác" CNC của nông dân và DN”, nhiều nông dân đề xuất.

Tuy nhiên, theo một quan niệm khác, việc SX không thuộc mô hình nhà kính, nhà lưới không phải lúc nào cũng cho ra sản phẩm “bẩn”. Nhiều hộ nông dân vì không đủ điều kiện đầu tư nhà kính hoặc nhà lưới để SX rau hoa nhưng họ có đủ khả năng kiểm soát được dịch bệnh, thực hiện tốt khâu công nghệ sau thu hoạch…

Sản phẩm của họ làm ra có chất lượng không kém so với sản phẩm của các hộ SX nhà kính, nhà lưới. Đây là thực tế cần nhìn nhận một cách đúng đắn hiện nay. Tuy nhiên có những hộ SX trong nhà kính, nhà lưới nhưng sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng, bởi công nghệ sau thu hoạch, nhất là không đảm bảo về chế biến, đóng gói, xử lý cấp đông… cũng là vấn đề cần xem xét.

Điều đáng quan tâm nữa là sản phẩm được làm ra từ CNC và sản phẩm chất lượng cao được SX theo phương pháp thông thường so với sản phẩm kém chất lượng không được phân biệt một cách rạch ròi. Theo nhiều nhà vườn ở Đà Lạt, hiện 3 loại sản phẩm này dường như người tiêu dùng không phân biệt được chất lượng khi sử dụng.

Bên cạnh đó, điều mà nông dân Lâm Đồng, nhất là nhà vườn Đà Lạt, quan tâm nữa là: Không phải nhất thiết áp dụng công nghệ sinh học hiện đại mới làm ra sản phẩm NNCNC; không phải cứ SX trong nhà kính, nhà lưới mới cho ra đời sản phẩm NNCNC…

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.