| Hotline: 0983.970.780

Ám ảnh làng ung thư: Nỗi đau người ở lại

Thứ Hai 22/06/2015 , 09:52 (GMT+7)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới. Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 ca mắc mới và 75.000 người tử vong vì ung thư. Làng ung thư mọc lên khắp nơi./ Nỗi khiếp sợ mang tên 'làng ung thư'

Người xấu số qua đời trong đớn đau, còn người sống thì luôn ám ảnh: bao giờ tới lượt mình?

Trong căn nhà hai tầng, bà Thành ngồi thu lu ôm hai đứa cháu, mắt nhìn ra phía cửa. Khi nhắc đến tên người con trai mới bị mất vì căn bệnh ung thư, bà bật khóc nức nở như một đứa trẻ.

Từ ngày anh Đài ra đi, người vợ bươn trải dọc ngang lo miếng cơm manh áo cho 4 con thơ. Cũng từ đó, bà Thành ở nhà, vừa là bà, vừa là cha, vừa là mẹ. Chuỗi ngày cứ thế kéo dài trong khổ đau và nước mắt.

Xót xa

Trời chiều nắng như đổ lửa, tôi tìm về thôn Quan Độ, xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh). Bà Nguyễn Thị Thành, 67 tuổi, thôn Quan Độ ngồi im như pho tượng, thu mình trong bóng tối. Thằng cháu lên bốn tuổi vít cổ bà, nằng nặc đòi cõng đi chơi.

29/3/2014, ngày anh Nguyễn Văn Đài (SN 1974), con trai duy nhất của bà mất vì ung thư là ngày tăm tối nhất của cả gia gia đình.

Học lực khá, nhưng vì lo cho các em, anh Đài chấp nhận bỏ học giữa chừng, làm đủ thứ nghề trên đời. Ông trời se duyên, anh nên vợ nên chồng với chị Viên. Hai vợ chồng xoay đủ thứ nghề từ phụ hồ, buôn đồng hồ, phế liệu. Làm ăn thuận buồm xuôi gió, vài năm thì xây cất được căn nhà hai tầng khang trang, to đẹp. Đôi trẻ sống hiền lành, tốt tính.

Đầu năm ngoái, anh kêu đau vai nhưng chủ quan chỉ thăm khám sơ sài rồi lấy thuốc uống. Hết uống lại chuyển sang tiêm nhưng không ăn thua. Các cơn đau dày thêm, chị Viên động viên chồng ra Hà Nội kiểm tra bệnh tình.

Cầm tờ kết quả xét nghiệm, chị Viên ngã quỵ, anh bị ung thư gan giai đoạn cuối. Một tháng ròng điều trị, bao tiền bạc tích cóp được cũng bốc hơi theo những viên thuốc, mũi tiêm. Đồ đạc trong nhà cũng lần lượt đội nón ra đi. Đến cuối tháng 3 thì anh mất.

Nhắc tới tên anh, bà Thành rơm rớm nước mắt rồi bật khóc. Tôi cũng ngồi lặng im, cảm nhận từng tiếng nấc từ nỗi lòng người mẹ.

13-46-06_4
Khung cảnh ô nhiễm bao trùm xã Văn Môn

Bốn đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn, kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Gánh nặng chùng xuống buộc chị Viên phải gồng mình lên gánh đỡ. Ngoài xác nhà, chẳng còn gì đáng giá hơn một chiếc tivi cũ đi xin.

Bà Thành cho biết, chị Viên đi chợ xa, 10 - 15 ngày mới về thăm và gửi tiền nuôi các con. Buôn thúng bán mẹt khắp nơi, nhưng mỗi tháng cũng chỉ dành dụm được 1,5 triệu đồng nuôi bốn đứa. Bà Thành bất đắc dĩ trở thành cha, mẹ của sắp nhỏ.

Ở cái tuổi 67, đôi mắt đã nhoèn, mái tóc điểm sương nhưng bà vẫn không được nghỉ ngơi một giây phút. Sớm tinh mơ đã phải dậy chuẩn bị đồ ăn, quần áo, cặp sách cho các cháu đi học. Ngoài trời nắng đến 40oC, đứa cháu vẫn vít cổ, nằng nặc đòi cõng đi chơi. Bà bảo, giờ không biết thế nào, mấy bà cháu cứ túc tắc nuôi nhau cho qua ngày đoạn tháng.

Chòm xóm, họ hàng, người cho nải chuối, người cho quyển vở, cây bút phụ bà. Tết năm rồi, thôn, xã cũng đến tặng quà, thăm hỏi động viên. Âu cũng an ủi phần nào.

“Ố ơi, ố ơi”

Người dân Văn Môn thường thấy bóng dáng một nam thanh niên to béo chạy khắp nơi gọi “Ố ơi, ố ơi”. Đó là Nghiêm Văn Quỳnh (SN 1986), con trai ông Nghiêm Xuân Nhu và và Tạ Thị Tứ (cùng SN 1951) ở thôn Quan Độ.

Ông Nhu từng là bảo vệ ở trường cấp 2 Văn Môn. Ông được tiếng khỏe mạnh, người chẳng biết đến viên thuốc là gì. Đùng một cái, mùng 4 Tết năm ngoái, ông kêu đau bụng âm ỉ rồi dữ dội. Tức tốc, ông được chuyển ra Bệnh viện 108 (Hà Nội) khám. Bệnh viện kết luận, ông bị ung thư gan giai đoạn cuối.

Biết bệnh tình, ông Nhu níu tay bác sỹ xin về nhà với vợ con, sống được ngày nào thì sống, chứ ung thư là án tử rồi cứu chữa sao được. Đúng hai tháng sau, ông qua đời.

Anh Quỳnh bị tâm thần bẩm sinh, chỉ nói bập bẹ được đúng hai câu “Ố ơi”, “Ẹ ơi”  (bố ơi, mẹ ơi). Từ khi ông Nhu mất, anh Quỳnh mắc thêm cái tật đi lang thang khắp nơi và học được thêm hai từ “Ùng eng” (tùng cheng - tiếng chiêng trống đám ma).

13-46-06_1
Bà Tạ Thị Tứ cùng con trai Nghiêm Văn Quỳnh

Bà Tứ nhẩm đếm, trong cái ngõ nhỏ nơi gia đình bà sinh sống đã có 4 - 5 người chết do bị ung thư. Bà Hợp này, ông Bắc này, còn vài người vừa đi khám bị bệnh viện trả về nữa.

Chạy ra trường học, nhòm phòng bảo vệ, Quỳnh gọi “Ố ơi, ố ơi”, nhưng chẳng ai đáp. Anh lại chạy huỳnh huỵch lên cầu thang để tìm bố nhưng cũng vô vọng. Bà Tứ mắt đỏ hoe nắm tay con hỏi: “Bố ở đâu mà con tìm”. Thừ ra một lúc, Quỳnh lững thững đi bộ về, miệng lẩm bẩm “Ùng eng, ùng eng”.

Cứ 2 giờ sáng, cái thân xác to béo ấy lại cạy cửa, mò ra tận nghĩa địa tìm bố. Mỗi lần như thế, bà Tứ lại cầm roi tìm lôi Quỳnh về. Sương phủ khắp lối, hai con người ấy nắm tay nhau đi dật dờ trong màn đêm.

Hai vợ chồng ông Nhu sinh được 5 người con thì đến ba người mắc bệnh tâm thần. Ngoài anh Quỳnh, còn một chị gái, một anh trai bị bệnh. Bà Tứ bảo, chắc cả làng cả xã này chẳng ai khổ bằng nhà tôi.

Bữa cơm, Quỳnh luôn lấy thêm một đôi đũa, một cái bát đặt ở chiếu, không cho ai ngồi vào chỗ của ông Nhu. Quỳnh lúc nhớ lúc quên, bà Tứ hỏi, bố đâu rồi, khi thì lắc đầu, lúc lại lẩm bẩm “Ùng eng - ùng eng”.

Thằng béo (Quỳnh) này nặng 91 cân, ngày tắm đến tám lần, quần áo cứ tút ra mẹ lại giặt. Nhưng được cái nó không phá phách gì, chỉ hay lang thang đi tìm bố. Cả nhà trông chờ vào 5 sào lúa, năm được mùa thì đủ ăn, năm mất hay tháng ba ngày tám lại chật vật đi vay.

Hỏi về căn nguyên ung thư của ông Nhu, bà Tứ lắc đầu. Chỉ biết rằng, ba người chú trong họ Nghiêm cũng bị mất vì căn bệnh quái ác này khi chưa tới tuổi 40. Mỗi người chết cách nhau vài năm. Nỗi đau liên tiếp giáng xuống dòng họ Nghiêm ở Quan Độ.

“Người bảo do gen, người mê tín thì bảo bị trùng tang, chẳng biết thế nào mà lần. Giờ chúng tôi chỉ nơm nớp lo sợ, mong căn bệnh quái ác này đừng ám vào mấy đứa trẻ”, bà Tứ ngậm ngùi.

Nguồn nước ô nhiễm nặng

Ông Nguyễn Văn Duy, Trạm trưởng Trạm y tế xã Văn Môn cho biết, nguồn nước ở đây đang bị ô nhiễm nặng. Mấy chục năm qua, nước thải từ các làng nghề tái chế phế liệu, đúc sắt thép, ngày đêm thải trực tiếp ra môi trường.

13-46-06_3
Người dân nơi có nghề phế liệu lo lắng về tương lai của mình

Năm 2014, Văn Môn có 13 trường hợp chết vì ung thư. Tổng kết 5 năm gần đây, con số này khoảng gần 40 trường hợp. Đây mới chỉ là con số thống kê được, trên thực tế chắc chắn phải hơn.

Đặc biệt, các trường hợp chết vì ung thư ngày một nhiều và trẻ hóa. Trong đó, các thôn có người chết vì căn bệnh này cao như Quan Độ, Mẫn Xá. Đây là hai thôn tập trung chủ yếu các hộ làm nghề tái chế phế liệu, thu gom đồng nát.

Tôi hỏi, liệu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước có phải nguyên nhân dẫn tới “làng ung thư” không, ông Duy lắc đầu: “Cái này thì tôi không dám khẳng định, nhưng chắc chắn một phần bị ảnh hưởng từ nguồn nước”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm