| Hotline: 0983.970.780

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì

Chủ Nhật 15/05/2022 , 08:10 (GMT+7)

Quyết định cấm xuất khẩu lúa mì bất ngờ của Ấn Độ vừa được đưa ra, chỉ vài hôm sau khi nước này tuyến bố sẽ có thể xuất khẩu kỷ lục trong năm nay.

Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới vừa ban hành lệnh cấm tất các loại ngũ cốc, chủ yếu là lúa mì. Ảnh: Bloomberg

Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới vừa ban hành lệnh cấm tất các loại ngũ cốc, chủ yếu là lúa mì. Ảnh: Bloomberg

Nguyên nhân cấm xuất khẩu lúa mì được chính phủ Ấn Độ giải thích là do đợt nắng nóng thiêu đốt những ngày qua đã làm sụt giảm sản lượng và đẩy giá lúa mì nội địa đạt mức cao nhất mọi thời đại, trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu đang tăng mạnh.

Giới chức chính phủ cho biết, họ vẫn sẽ cho phép xuất khẩu đối với các hợp đồng đã ký kết và xem xét yêu cầu của những quốc gia đang bị khủng hoảng thiếu lương thực để cố gắng “đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của họ”.

Vài tháng qua, các bạn hàng nhập khẩu lúa mì thế giới vẫn rất tin tưởng vào nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới (Ấn Độ) có thể cung cấp nguồn cung, sau khi lượng xuất khẩu từ khu vực Biển Đen bị sụt giảm kể từ sau cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine vào cuối tháng Hai.

Đáng chú ý là trước khi thông báo lệnh cấm, Ấn Độ đã đặt mục tiêu xuất khẩu lúa mì kỷ lục, khoảng trên dưới 10 triệu tấn trong năm nay. Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 7 triệu tấn lúa mì trong năm tài chính tính đến tháng 3, tăng hơn 250% so với năm trước.

Theo các chuyên gia thị trường, lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ có thể đẩy giá cả mặt hàng này trên toàn cầu lên mức đỉnh mới và “giáng một cú đấm” đến người tiêu dùng nghèo ở châu Á và châu Phi.

Một công ty kinh doanh lúa mì có trụ sở tại Mumbai chuyên xuất khẩu lúa mì ra thế giới cho biết: “Lệnh cấm là một cú sốc. Chúng tôi đang hy vọng lệnh cấm xuất khẩu lúa mì sẽ hết hạn sau từ 2 đến 3 tháng, tuy nhiên có vẻ như con số lạm phát đã thay đổi ý định của chính phủ”.

Giá thực phẩm và năng lượng tăng cao trong nước đã đẩy lạm phát bán lẻ hàng năm của Ấn Độ lên mức cao nhất trong 8 năm vào tháng 4 vừa qua. Điều này củng cố quan điểm của các nhà kinh tế rằng, ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất mạnh hơn để kiềm chế giá cả.

Hiện giá lúa mì ở Ấn Độ đã tăng cao kỷ lục do chi phí nhiên liệu, nhân công, vận chuyển và đóng gói đều tăng cao hơn, tại một số thị trường giao ngay đã lên tới 25.000 rupee (322,71 USD) mỗi tấn, so với mức giá hỗ trợ tối thiểu cố định của chính phủ là 20.150 rupee.

Lỗi tại nắng nóng, khô hạn

Nhiệt độ tăng đột biến đã ảnh hưởng đến năng suất lúa mì của Ấn Độ, khiến chính phủ cấm xuất khẩu đột ngột. Ảnh:  AP

Nhiệt độ tăng đột biến đã ảnh hưởng đến năng suất lúa mì của Ấn Độ, khiến chính phủ cấm xuất khẩu đột ngột. Ảnh:  AP

Vào đầu tuần này, chính phủ Ấn Độ đã vạch ra mục tiêu xuất khẩu kỷ lục của mình cho năm tài chính 2022/23 bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, đồng thời họ cho biết sẽ sớm cử các phái đoàn tiếp thị thương mại lúa mì đến các nước như Maroc, Tunisia,

Tuy nhiên, đợt diễn biến thời tiết khắc nghiệt và bất thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến nay ở nhiều vùng miền sản xuất trong nước, đồng nghĩa là quy mô và sản lượng cây trồng có thể thấp hơn, dự kiến đạt ​​khoảng 100 triệu tấn hoặc thậm chí thấp hơn.

Một đại lý kinh doanh lúa mì xuất khẩu có trụ sở tại New Delhi cho biết, ước tính trước đó của chính phủ về năng suất lúa mì năm nay có thể lên tới 111,32 triệu tấn- con số kỷ lục.

“Hoạt động thu mua tích trữ của chính phủ cũng đã giảm hơn 50%, trong khi các công ty kinh doanh lúa mì giao ngay đang nhận được nguồn cung thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Tất cả những điều này cho thấy, mùa vụ năm nay thấp hơn”, một đại lý trong nước cho biết.

Trong tháng 4, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 1,4 triệu tấn lúa mì cùng với việc ký kết thêm các thỏa thuận mới đi các nước, với khối lượng xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn trong tháng 5.

Giới quan sát quốc tế dự báo, lệnh cấm của Ấn Độ sẽ tiếp tục làm tăng giá lúa mì thế giới trong thời gian tới. Và hiện tại không có nhà cung cấp lúa mì lớn nào trên thị trường.

(CNBC; NYT)

Xem thêm
Bảo hiểm thất nghiệp: Điểm tựa an sinh, thúc đẩy thị trường lao động

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không chỉ giúp người lao động ổn định cuộc sống mà còn góp phần điều tiết, phát triển thị trường lao động bền vững.

Danko Riverside: Khu đô thị đẳng cấp châu Âu, điểm đến của cộng đồng chuyên gia

Danko Riverside - khu đô thị đẳng cấp châu Âu là điểm đến an cư lý tưởng, nơi hội tụ cộng đồng chuyên gia tinh hoa, chuẩn mực sống mới tại Bắc Giang.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.