| Hotline: 0983.970.780

An Giang cần chuyển đổi tư duy sang kinh tế nông nghiệp

Thứ Năm 24/02/2022 , 10:36 (GMT+7)

Chiều 23/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến làm việc với tỉnh An Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến làm việc với tỉnh An Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến làm việc với tỉnh An Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, để khắc phục khó khăn do ảnh hưởng Covid-19, tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh năm 2021 đạt 2,22% (so năm 2020 tăng 1,97%). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa.

Tỉnh An Giang đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ Công thương nghiên cứu, điều tra, dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, có giải pháp sớm bình ổn giá cả nguyên liệu nhập khẩu vật tư đầu vào, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản để hỗ trợ tạo, điều kiện phát triển sản xuất ngành hàng cá tra hiện nay.

Tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra vùng ĐBSCL, đồng thời Bộ NN-PTNT hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi cho vùng; Hỗ trợ mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp An Giang.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất nhì ở ĐBSCL, chỉ sau Đồng Tháp. Hiện giá cá tra ở ĐBSCL đang tăng rất cao, đây là tín hiệu vui cho người nuôi sau bao năm trầm lắng.

An Giang đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2021, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản An Giang ước đạt 520 ngàn tấn. Trong đó sản lượng cá tra 420 ngàn tấn, các loại cá khác 89 ngàn tấn, tôm càng xanh 1,9 ngàn tấn và thủy sản khác đạt khoảng 2,3 ngàn tấn. Số lượng con giống sản xuất là 3,5 tỷ con, trong đó cá tra 1,8 tỷ con (tăng 192 triệu con), các loại giống thủy sản khác 1,7 tỷ con.

An Giang hiện có 9 cơ sở sản xuất giống cá tra bột và 998 cơ sở ương dưỡng với diện tích 925 ha, với năng lực sản xuất khoảng 12 tỷ cá tra bột và 2 - 3 tỷ con giống/năm. Tổng diện tích nuôi cá tra thương phẩm là 1.235 ha, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp và hộ nuôi liên kết đạt 87% với 1.049 ha, tỷ lệ hộ không liên kết chiếm 13% với 186 ha, sản lượng đạt 400.000 - 450.000 tấn/năm.

Theo ông Lâm, ước sản lượng thủy sản năm 2022 sẽ tăng sản khoảng 564.000 tấn bao gồm: sản lượng nuôi trồng 549.500 tấn (tăng 7%), sản lượng khai thác 14.500 tấn (không tăng). Trong đó, cá tra 459.000 tấn, tăng 6%; cá rô phi, điêu hồng 28.237 tấn, tăng 2%; cá lóc 31.704 tấn, tăng 5%; cá khác 27.833 tấn, tăng 1%; thủy sản khác 2.400 tấn, tăng 2%.

Giá bán cá tra thương phẩm hiện tại dao động khoảng 27.000 - 30.000 đồng/kg (size cá từ 0,8 - 1,2kg). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giá bán cá tra thương phẩm hiện tại dao động khoảng 27.000 - 30.000 đồng/kg (size cá từ 0,8 - 1,2kg). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời điểm đầu năm 2022 đến nay, giá cá tra nguyên liệu đang khởi sắc trở lại, nguồn cung cá giống không còn nhiều do nhiều hộ dân và doanh nghiệp bước vào đợt thả nuôi cá nên nhu cầu cá giống tăng cao. Giá bán cá tra thương phẩm hiện tại dao động khoảng 27.000 - 30.000 đồng/kg (size cá từ 0,8 - 1,2kg). Giá bán cá tra giống dao động khoảng 38.000 - 42.000 đồng/kg (loại 25 - 30 con/kg).

Về con giống, trong năm 2022 sẽ sản xuất giống 3.636 triệu con tăng 5%, trong đó cá tra 1.872 triệu con tăng 6%, giống thủy sản khác 1.680 triệu con tăng 3% so năm 2021.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, xác định thích ứng an toàn với Covid-19, quan điểm của Bộ NN-PTNT là kiên quyết không để đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển nông sản. Cùng với xuất khẩu, An Giang cần tranh thủ thị trường nội địa để liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc biệt là đưa nông sản vào hệ thống chợ đầu mối và hàng trăm chợ truyền thống ở TP. HCM.

"Để khai thác lợi thế nông nghiệp, đưa nông nghiệp thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, An Giang cần đẩy mạnh chuyển hướng tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, gắn kết doanh nghiệp tham gia thành lập hợp tác xã, xây dựng nhà máy chế biến sâu, phát triển trang trại nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.