| Hotline: 0983.970.780

An Giang chi hơn 13 tỷ đồng phòng bệnh gia súc, gia cầm

Thứ Hai 18/03/2019 , 11:45 (GMT+7)

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN-TY) An Giang triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) năm 2019 với tổng kinh phí thực hiện 13 tỷ đồng.

Đơn vị xác định nhiệm vụ phải chủ động các biện pháp kiểm soát, khống chế không để dịch cúm gia cầm, LMLM, heo tai xanh xảy ra, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn GSGC của tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi ổn định, bển vững, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái…

Theo số liệu thống kê tháng 10/2018 của Cục Thống kê tỉnh An Giang, toàn tỉnh hiện có trên 4 triệu con gia cầm. Trong đó gà chiếm khoảng 1 triệu con, dự kiến số gia cầm sẽ được tiêm phòng trong năm 2019 đạt từ 80% trở lên trong diện tiêm. Số lượng vaccine cúm tiêm phòng cho GSGC khoảng 11,20 ngàn liều.

Chi cục CN-TY cũng triển khai 2 đợt tiêm phòng vacxin LMLM trên địa bàn 5 huyện, TX, TP vùng khống chế tiếp giáp biên giới Campuchia và 4 huyện vùng đệm. Số lượng vacxin sử dụng và số lượng tiêm phòng 110.652 liều/năm. Đồng thời, Chi cục sẽ xuất 5.000 liểu vacxin tai xanh dự phòng hàng năm để tiêm miễn phí cho đàn heo nái, đực giống của các hộ chăn nuôi vào thời điểm có nguy cơ xảy ra dịch heo tai xanh.

Theo Chi cục CN-TY, năm 2018 tổng số GSGC mắc bệnh 35.948 con,1.450 con chết, tỉ lệ điều trị khỏi 96%. Kết quả tiêm phòng vacxin LMLM trâu bò cả năm 110.370 lượt con đạt 79% so kế hoạch. Kết quả tiêm phòng vaccine Tai xanh trên heo được 19.806 con đạt 18% so tổng đàn heo và đạt 105% so với tổng đàn nái.

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư đã phê duyệt Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo Châu Phi với kinh phí trên 19,2 tỷ đồng. Nhằm chủ động ngăn chặn kịp thời, phát hiện sớm và hạn chế thiệt hại cững như hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi ổn định.

  • Tags:
Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.