| Hotline: 0983.970.780

Thả cá giống ra sông tái tạo nguồn thủy sản

Thứ Bảy 02/04/2022 , 17:23 (GMT+7)

TP.HCM Sáng 2/4, tại huyện Cần Giờ, Sở NN-PTNT TP.HCM và Chi cục Thuỷ sản TP.HCM phối hợp tổ chức hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2022.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT TP.HCM, Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.HCM; Hội nông dân huyện, Hội Nghề cá; Hải đoàn 129, Văn phòng Ủy ban UBND huyện Cần Giờ, Ban Quản lý Rừng phòng hộ, Biên phòng TP, Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cần Giờ, Công ty Hải sản Trường Sa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, cùng các tăng ni, phật tử, ngư dân và phóng viên báo chí đến đưa tin về buổi lễ…

Đoàn đại biểu tham gia hoạt động thả cá xuống sông tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn đại biểu tham gia hoạt động thả cá xuống sông tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Sáng.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Võ Thị Mộng Thu, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản TP.HCM chia sẻ: Nằm trong chuỗi hoạt động tuyên truyền về quy định pháp luật trong lĩnh vực khai thác, Sở NN-PTNT TP.HCM và Chi cục Thuỷ sản cùng phối hợp với Ban trị sự Giáo hội phất giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức hoạt động thả cá tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2022 trên địa bàn huyện Cần Giờ. Đặc biệt, năm nay Chi cục Thuỷ sản cũng kết hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tạo nên chuỗi tái tạo, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái, tạo những bãi cá sinh sản để giúp các loài cá có thể bơi vào đẻ trong mùa sinh sản hằng năm.

Kiểm tra chất lượng, số lượng và chủng loại nguồn cá giống trước khi thả ra sông tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Sáng.

Kiểm tra chất lượng, số lượng và chủng loại nguồn cá giống trước khi thả ra sông tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Sáng.

Theo bà Thu, đợt này có 10.000 con cá giống bống mú và hơn 20.000 con cá chẽm (từ nguồn kinh phí vận động) được các đại biểu và nhân dân thả xuống lưu vực sông Dần Xây, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh. Công tác thả đảm bảo cá giống sau khi phóng sinh sẽ đạt tỉ lệ sống cao nhất. Qua hoạt động này, sẽ nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái với các đối tượng nguồn lợi ngoài tự nhiên để duy trì môi trường và khả năng khai thác phù hợp nhất.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT TP.HCM cùng các đại biểu đang thả cá giống xuống sông. Ảnh: Minh Sáng.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT TP.HCM cùng các đại biểu đang thả cá giống xuống sông. Ảnh: Minh Sáng.

Tại buổi lễ, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chi cục Thủy sản TP.HCM về công tác thanh kiểm tra và tham mưu để UBND thành phố đồng ý có kế hoạch thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, không chỉ riêng các vùng ven biển mà ngay cả các hệ thống sông, kênh, rạch trong thành phố cũng thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. “Nhân kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam, Sở NN-PTNT TP.HCM và Chi cục Thuỷ sản tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo tồn tái tạo phát triển nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nuôi trồng thuỷ sản lồng bè; phát động phong trào toàn dân tham gia công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích bà con thực hiện các mô hình nuôi biển theo hướng công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái để tạo giá trị gia tăng mới gắn chặt với các hoạt động kinh tế hiện nay ở Cần Giờ”, ông Hiệp cho biết.

Đoàn đại biểu nhân dân cũng tích cực tham gia hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Sáng. 

Đoàn đại biểu nhân dân cũng tích cực tham gia hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Sáng. 

Theo ông Hiệp, thông qua hoạt động này ngành nông nghiệp TP.HCM mong muốn các cấp ngành quan tâm hơn đến hoạt động thuỷ sản, khai thác nguồn lợi trên biển và chủ động trong việc nuôi trồng kết hợp với du lịch sinh thái, đây là hướng phát triển nông nghiệp đa giá trị.  

Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đồng thời, kêu gọi mọi người hãy bảo vệ các giống loài thuỷ sản có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Hằng năm, Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị khác huy động nguồn xã hội hóa để thả nhiều đợt với nhiều loài giống thủy sản nhằm phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản, với thông điệp “Thả cá về thiên nhiên vì cuộc sống hôm nay và mai sau”...

"Hiện nay bà con huyện Cần Giờ đang khai thác thông qua các tuyến kênh mương ven rừng ngập mặn, nhưng sản xuất vẫn còn mang tính chất truyền thống nên còn nhiều rủi ro.

Do đó, để đảm bảo hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất cũng như tạo điều kiện cho bà con nâng cao hiệu quả thu nhập, ngành nông nghiệp thành phố đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ cho địa phương đi vào hoạt động sản xuất với quy mô lớn nhằm giúp bà con huyện Cần Giờ phát triển tốt hơn", ông Đinh Minh Hiệp cho biết.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất