| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT thả hơn nửa triệu con cá giống xuống sông Hậu

Thứ Bảy 10/09/2022 , 17:41 (GMT+7)

An Giang Đây là lần đầu tiên Bộ NN-PTNT phối hợp với tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ, đa dạng thủy sinh vật.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu tại buổi thả cá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu tại buổi thả cá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 10/9,  tại  bến phà Vàm Cống cũ (thuộc phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh An Giang chủ trì phối hợp với UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Đồng Tháp, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang và Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang tổ chức thả hơn nửa triệu con cá giống các loại xuống sông Hậu

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Đây là lần đầu tiên Bộ NN-PTNT phối hợp với 3 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống sông Hậu nhằm bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật. Đặc biệt, là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, bảo vệ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái thủy sinh vật, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các thủy vực ở khu vực ĐBSCL cũng như cả nước.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cùng các đại biểu thực hiện thả cá xuống sông Hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cùng các đại biểu thực hiện thả cá xuống sông Hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Theo kế hoạch, Lễ thả  giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp trên sông Hậu sẽ được tổ chức liên tục từ năm 2022 đến năm 2025. Trong đó các tỉnh sẽ luân phiên đăng cai chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời xác định vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhằm mục tiêu hướng tới quản lý nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả hơn, đảm bảo cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

  • Tags:
Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Tiêm phòng vacxin dại tập trung mang lại nhiều lợi ích

TÂY NINH Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh tiếp tục tiêm ngừa dại cho đàn chó, mèo theo hình thức tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm kiểm soát bệnh dại hiệu quả.

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 5] Nghiên cứu giống tằm mới

Để ngành tằm tơ chiếm lĩnh thị trường cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, chế biến.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng

THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.