| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Xây dựng vùng chuyên canh lúa - màu

Thứ Tư 31/08/2016 , 13:30 (GMT+7)

Năm 2016 là năm đầy khách thức khó khăn cho SX nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL. Để ổn định và phát triển ngành nông nghiệp, An Giang đã đưa ra nhiều biện pháp KHKT...

Năm 2016 là năm đầy khách thức khó khăn cho SX nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL. Để ổn định và phát triển ngành nông nghiệp, An Giang đã đưa ra nhiều biện pháp KHKT mới trong tái cơ cấu nông nghiệp cũng như triển khai thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Do đầu năm nay bị ảnh hưởng ElNino nên vấn đề hạn hán xuất hiện từ vụ ĐX và kéo dài sang vụ HT và TĐ. Từ các cảnh báo đó tỉnh đã đưa ra quy hoạch từng vùng để có giải pháp trồng cây gì, nuôi con nào có thể thích ứng với vấn đề khô hạn gay gắt hiện nay.

Hiện tỉnh đang tăng diện tích sản xuất lúa thu đông có tham gia thực hiện mô hình liên kết lên đến 35.000ha phù hợp với tình hình năng lực thu mua của các DN trong tổng số 250.000ha lúa quy hoạch. Trong đó 22.000ha diện tích sản xuất lúa giống dựa trên các tổ đội nhân giống hiện có nhằm phấn đấu trở thành tỉnh cung ứng giống mạnh nhất vùng ĐBSCL và cả nước nói chung.

Số diện tích lúa còn lại khoảng 148.000ha sẽ tiếp tục sản xuất lúa chất lượng cao có áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” để nâng cao chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu truyền thống.

Tổ chức phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho vùng sản xuất lúa - gạo, đã nghiên cứu lai tạo và tuyển chọn giống lúa thơm Bảy Núi, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt thích nghi với vùng Tịnh Biên và Tri Tôn. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt, có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu hại chính. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, chất lượng tốt...

Kết quả bước đầu đã chọn được 5 dòng lúa nếp đạt mục tiêu, trong đó có 2 dòng lúa đặc sản, thơm có chất lượng cao, được nông dân ưa chuộng (TAG1 và TAG2)... góp phần làm đa dạng bộ giống lúa, nếp có năng suất, chất lượng tốt, giải quyết vấn đề thoái hóa giống, phục vụ phát triển kinh doanh lúa giống trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, An Giang việc xã hội hóa công tác nhân giống cộng đồng trên địa bàn tỉnh phát triển ngày một sâu rộng, có 31 cơ sở, DN và 187 tổ giống sản xuất giống xác nhận, giống nguyên chủng/diện tích 25.544ha; Cung cấp nguồn giống phục vụ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc mua giống sản xuất.

09-32-18_nh-2-udcnc-trong-ho-mu-trong-nh-kinh
Ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau màu trong nhà kính

 

Ông Thư cho biết thêm: Trong điều kiện hiện nay tỉnh khuyến cáo những vùng đất kém hiệu quả giảm diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các giống cây trồng cạn như mè, đậu xanh, bắp (ngô), đậu nành rau, củ sắn... để thích ứng biến đổi khí hậu đảm bảo lợi nhuận.

Cụ thể xây dựng vùng chuyên canh sản xuất và cung ứng rau, màu cho các tỉnh phía Nam và phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích các vùng chuyên canh sản xuất rau màu trên địa bàn tỉnh khoảng 26.000ha, trong đó tỉnh xác định 5 vùng chuyên canh quy mô lớn chiếm trên 90% diện tích chuyên canh rau màu của tỉnh tập trung ở các huyện, thị: Chợ Mới (14.100ha), An Phú (4.500ha), Châu Phú (3.630ha), Tân Châu (1.750ha) và Châu Thành (1.010ha).

Để phát triển bền vững đi vào chiều sâu có chất lượng, cần quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau, màu theo hướng mô hình liên kết tiêu thụ và sản xuất theo hướng công nghệ cao. Củng cố và nâng chất các tổ chức HTX và tổ hợp tác. Phát triển mô hình kinh tế hợp tác cho từng vùng nguyên liệu sản xuất rau tập trung.

Phát triển nhanh các DN vừa và nhỏ chuyên về lĩnh vực sản xuất rau màu để liên kết với DN tiêu thụ. Tập huấn nông dân quản lý chất lượng rau, xây dựng vùng nguyên liệu rau an toàn và đồng thời kiểm tra chứng nhận sản phẩm rau an toàn. Tập huấn nông dân thực hiện chế độ mã vạch nhằm truy xuất nguồn gốc rau, tiến đến xây dựng nhãn hiệu và xuất xứ sản phẩm cho vùng rau an toàn của từng địa phương.

Nâng cao tỷ lệ diện tích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống phun tự động, hệ thống bón phân tự động... vào các mô hình trồng rau màu trong nhà lưới với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như VietGAP, rau an toàn… có liên kết tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Xây dựng và gìn giữ thương hiệu các sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh trong đó chú trọng bắp non, bắp lai, đậu nành rau, cây mè, rau ăn lá, ớt... Nâng cấp công nghệ trồng trọt và công nghệ chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm khác có giá trị gia tăng từ rau màu, thực hiện xử lý kiểm dịch, bảo quản, đóng gói nhằm nâng cao chất lượng rau màu của tỉnh.

Tập trung ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cho các vùng chuyên canh sản xuất rau phục vụ sản xuất như ở Chợ Mới, An Phú, Châu Phú, Tân Châu và Châu Thành.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.