| Hotline: 0983.970.780

Ảnh hưởng của sụt lún đất đến hệ thống công trình thủy lợi tại Cà Mau

Thứ Sáu 17/11/2017 , 14:32 (GMT+7)

Sáng 17/11, tại thành phố Cà Mau diễn ra hội thảo “Ảnh hưởng của sụt lún đất đến hệ thống công trình thủy lợi tại Cà Mau” do Tổng cục Thủy lợi phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước cùng các địa phương ở ĐBSCL tham dự.

* Sụt lún đất tiếp tục gia tăng với tốc độ lớn
 

Tốc độ lún nhanh

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hiện toàn tình có diện tích 5.210 km2, chiếm 12,6% diện tích vùng ĐBSCL và 1,61% tổng diện tích cả nước. Địa hình cao trung bình từ -0,2 đến +2,0 m so với mực nước biển.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, chủ trì Hội thảo

Hiện nay, Cà Mau có tổng cộng có 137.988 giếng bơm, trong đó 137.590 (99,7%) là giếng nhỏ cho hộ gia đình, còn lại 498 giếng khoan công cộng hay công nghiệp. Trong đó, Tổng lượng bơm năm 2009 là 373.332 m3/ngày, trong đó khoảng 62% từ giếng gia đình.

Ông K.Karlsrud, đại điện Viện địa chất NA Uy cho biết, điều kiện nền đất tổng thể ở Cà Mau rất không thuận lợi ở góc độ sụt lún nền đất do bơm hút nước ngầm gây ra. Hầu hết lượng nước ngầm được khai thác đều gây giảm thể tích nền đất tương ứng, do đó gây lún.

Các giếng quan trắc nước ngầm hiện có do DWPRIS vận hành cho thấy có sự suy giảm mực nước ngầm, và sự suy giảm này vẫn tiếp tục tăng đều cho đến nay. Các dữ liệu từ piezometers mới lắp đặt cho thấy mức hạ thấp mực nước ngầm cũng xảy ra ở phần trên của cột trầm tích. Tổng lún đã xảy ra đến nay có thể dao động từ khoảng 20 đến 50 cm.

Ông K.Karlsrud, cho biết thêm: Ngay cả khi tốc độ hạ thấp mực nước ngầm trong các tầng cát chứa nước ổn định ở mức hiện tại, lún sẽ tiếp tục xảy ra trong các lớp đất sét do cố kết, đạt đến 1,0m trong những thập kỷ tới. Nếu hạ thấp mực nước ngầm trong tầng cát chứa nước tiếp tục gia tăng, lún sẽ trở nên tồi tệ hơn. Không có cách giải thích hợp lý nào khác về nguyên nhân gây lún, ngoài việc bơm hút nước ngầm.

14-10-04_4_qung_cnh_buoi_hoi_tho
Quang cảnh hội nghị

Đây cũng có thể là nguyên nhân chính gây sói lở bờ biển lên đến 1,4km đã được đưa ra trong kết luận của giai đoạn một. Với tiềm năng lún lớn như vậy, phần lớn diện tích của Cà Mau sẽ nằm dưới mực nước biển trong vòng vài thập kỷ tới. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng đối với cuộc sống, sinh kế của người dân tỉnh Cà Mau.
 

Đề xuất mở rộng chương trình quan trắc

Ông Hans GuttMan, Giám đốc điều hành TT ứng phó thiên tai Châu Á cho biết: Có tính đến các biến động địa phương trên toàn tỉnh Cà Mau, tổng độ lún hiện tại có thể thay đổi trong khoảng từ 15 đến 45 mm/năm. Mức lún này tương đồng với các kết quả tính toán, và các kết quả phân tích ảnh vệ tinh InSAR. Trong đó 43 giếng do các công ty cấp nước lắp đặt có lưu lượng khai thác là 35.900 m3/ngày, chiếm khoảng 9,6 % tổng lưu lượng.

14-10-04_5_cn_mo_rong_chuong_trinh_qun_trc_thi_diem_den_tt_c_cc_tinh_phi_nm_cu_tphcm
Cần mở rộng chương trình quan trắc thí điểm đến tất cả các tỉnh phía Nam

Cần mở rộng chương trình quan trắc thí điểm đến tất cả các tỉnh phía Nam của TPHCM. Số lượng các điểm quan trắc từ 10 đến 20. Các gương phản xạ radar InSAR được lắp ở tất cả các vị trí này, và thu thập dữ liệu InSAR. Bổ sung số lượng và mức độ sâu các giếng quan trắc nước ngầm. Cần áp dụng mô hình mô phỏng động thái của các tầng chứa nước và phân tích lún. Cần tiếp tục khoan lấy mẫu, phân tích thí nghiệm để xác định các thông số nén và cố kết cho các lớp đất dưới sâu

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cũng đưa ra những hành động cần thiết để giảm hoặc ngưng lún trong tương lai như: giảm mạnh hoặc sẽ rà soát, hạn chế và dừng các hoạt động bơm nước ngầm quá mức cho phép. Bắt đầu các kế hoạch tìm nguồn nước sạch thay thế cung cấp cho các tỉnh phía Nam, lựa chọn tối ưu là xây dựng hệ thống kết hợp các nhà máy lọc nước quy mô lớn và nhỏ sử dụng nước sông Mekong hoặc nhánh của chúng. Xem xét xây dựng một số lượng lớn các hồ chứa quy mô nhỏ để thu nước mưa, đặc biệt là cho các hộ gia đình sử dụng.

Ông K.Karlsrud, đại điện Viện địa chất Na Uy: Hậu quả sinh kế thêm khó khăn

14-10-04_1_ong_kkrlsrud_di_dien_vien_di_cht_n_uy_1

Do việc bơm hút nước ngầm đang diễn ra rộng khắp ở tất cả các tỉnh phía Nam và TPHCM, toàn bộ vùng này có nguy cơ nếu bơm hút nước ngầm tiếp tục diễn ra. Đến 2100, nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến khoảng 60cm sẽ làm cho các hậu quả cho sinh kế trong khu vực trầm trọng thêm.

Ông Hans GuttMan, Giám đốc điều hành TT ứng phó thiên tai Châu Á: Bơm hút nước ngầm là nguyên nhân

14-10-04_2_ong_hns_jokim_guttmn_gim_doc_dieu_hnh_tt_ung_pho_thien_ti_chu__1

Có tính đến các biến động địa phương trên toàn tỉnh Cà Mau, tổng độ lún hiện tại có thể thay đổi trong khoảng từ 15 đến 45 mm/năm. Mức lún này tương đồng với các kết quả tính toán, và các kết quả phân tích ảnh vệ tinh InSAR. Trong đó 43 giếng do các công ty cấp nước lắp đặt có lưu lượng khai thác là 35.900 m3/ngày, chiếm khoảng 9,6 % tổng lưu lượng.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: Sẽ rà soát, hạn chế và dừng các hoạt động bơm nước ngầm quá mức cho phép

14-10-04_3_ong_le_vn_su_pho_chu_tich_ubnd_tinh_c_mu_1

Một trong những hành động cần thiết để giảm hoặc ngưng lún trong tương lai như giảm mạnh hoặc dừng tất cả các hoạt động bơm hút nước ngầm. Bắt đầu các kế hoạch tìm nguồn nước sạch thay thế cung cấp cho các tỉnh phía Nam, lựa chọn tối ưu là xây dựng hệ thống kết hợp các nhà máy lọc nước quy mô lớn và nhỏ sử dụng nước sông Mekong hoặc nhánh của chúng.

Xem xét xây dựng một số lượng lớn các hồ chứa quy mô nhỏ để thu nước mưa, đặc biệt là cho các hộ gia đình sử dụng. Tại đây, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Lê Văn Sử cũng đã giữ lời cảm ơn đến Bộ ngành, các tổ chức trong và ngoài nước đã quan tâm đến tình hình sụp lún của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.

Trước đó, vào năm 2012, được sự hỗ trợ của Chính phủ Na Uy, Tổng cục thủy lợi (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với Viện địa chất NaUy,Viện KHTLMN, Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản và Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Nam thực hiện nghiên cứu, đánh giá sơ bộ về sụt lún đất ở Cà Mau.

Năm 2016, Dự án được phía ADPC hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề cương “Nghiên cứu sụt lún bán đảo Cà Mau và những ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế - xã hội trong khu vực” do Chính phủ Nauy hỗ trợ nhằm để có số liệu tin cậy hơn. Dự án chia thành nhiều giai đoạn và năm đầu tiên tập trung thực hiện xây dựng hệ thống quan trắc sụt lún đất và thu thập dữ liệu.

Từ cuối năm 2016 đến tháng 2/2017 dự án đã xây dựng và lắp đặt xong 03 mốc quan trắc lún (để quan trắc lún tại 03 địa điểm tiêu biểu tại tỉnh Cà Mau). Tại mỗi mốc quan trắc, được cài bộ phản xạ công nghệ ra-đa khẩu độ tổng hợp giao thoa (InSAR) có thể mang lại lợi ích cho việc sử dụng InSAR trong tương lai để theo dõi sự sụt lún đất ở các khu vực lớn hơn.

Sau thời gian đo đạc, đánh giá, phân tích số liệu, ngày 3/10/2017 chuyên gia Tư vấn quốc tế thuộc Viện địa chất Nauy đã có báo cáo cuối cùng và đưa ra kết quả ban đầu về sụt lún đất ở Cà Mau.

 

Xem thêm
Vùng cao chăn nuôi bài bản

LÀO CAI Tập trung chăn nuôi trang trại, gia trại bài bản, chủ động về nguồn con giống... giúp huyện vùng cao Bảo Thắng phát triển chăn nuôi bền vững.

Kiểm tra về an toàn thực phẩm còn chung chung

HẢI PHÒNG Theo Trung tá Trần Nam Trung, đại diện Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường đánh giá, việc kiểm tra về an toàn thực phẩm hiện còn chung chung, chưa chuyên sâu.

Sầu riêng rụng quả non hàng loạt do sốc nhiệt

KHÁNH HÒA Nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang thời kỳ quả non bị rụng hàng loạt do sốc nhiệt.