| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang tiến tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, bền vững

Thứ Tư 16/09/2020 , 06:30 (GMT+7)

Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp xuyên suốt trong tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua, Bắc Giang đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay Bắc Giang đã huy động được hơn 593 tỷ đồng cho lĩnh vực này. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 766 mô hình nông nghiệp công nghệ cao (trồng trọt 332 mô hình, chăn nuôi 200 mô hình, thủy sản 210 mô hình, lâm nghiệp 24 mô hình), có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, HTX theo chuỗi giá trị, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Toàn tỉnh đã xây dựng 766 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hiệu quả.

Toàn tỉnh đã xây dựng 766 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hiệu quả.

Các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu, điển hình như: Vải thiều, rau an toàn, rau chế biến, gà đồi, thịt lợn sạch... Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 31.527 tỷ đồng, bằng 115,5% so với năm 2016 (năm 2016 đạt 27.298 tỷ đồng).

Theo ông Khổng Minh Tùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Yên Dũng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chất lượng các sản phẩm vượt trội, năng suất ổn định, giá trị tăng so với sản xuất đại trà 5-7 lần. Các mô hình đều sử dụng giống mới; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, giúp chủ động thời vụ sản xuất và có thể sản xuất trái vụ. Điển hình có thể kể đến HTX rau sạch Yên Dũng (thôn Huyện, xã Tiến Dũng).

Mô hình trồng dưa lưới, dưa lê của HTX rau sạch Yên Dũng sản xuất 3 vụ/năm, năng suất trung bình 23-25 tấn/ha/vụ, doanh thu 920-1.000 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 400-500 triệu đồng/ha/vụ. Sản phẩm được Công ty VinEco ký hợp đồng tiêu thụ.

Theo ông Lê Bá Thành, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Điển hình như chính sách hỗ trợ HTX, chủ trang trại, hộ gia đình đầu tư sản xuất rau và hoa ứng dụng công nghệ cao.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã huy động được hơn 593 tỷ đồng.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã huy động được hơn 593 tỷ đồng.

Khi các đối tượng tham gia nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định sẽ hỗ trợ 300 triệu đồng/mô hình có quy mô từ 2.000m2 đến dưới 3.000m2; hỗ trợ 400 triệu đồng/mô hình có quy mô từ 3.000m2 đến dưới 5.000m2; hỗ trợ 500 triệu đồng/mô hình có quy mô từ 5.000m2 trở lên.

Tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 1882/KH-UBND về hỗ trợ mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2020. Theo đó, năm 2020 sẽ triển khai 53 mô hình với tổng diện tích nhà lưới, nhà màng 115.050m2.

Ông Thành cho hay: Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất; tập trung ứng dụng các tiến bộ về giống, công nghệ sạch, hữu cơ và các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỉnh sẽ ưu tiên, hỗ trợ các loại hình kinh tế tập thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là HTX và tổ hợp tác nông nghiệp.

Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp năm 2020 của Bắc Giang ước đạt 110 triệu đồng bằng 133,8% so với năm 2016 (năm 2016 đạt 82,2 triệu đồng); giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ứng dụng công nghệ cao bình quân từ 220-250 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 2-2,5 lần so với sản xuất thông thường, trong đó mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng đạt từ 700-1.200 triệu đồng/ha/năm. Năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng tăng từ 30-40% so với năm 2016 vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu đến năm 2020 năng suất, giá trị gia tăng tăng từ 20-30% so với năm 2016).

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Bình luận mới nhất