| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Gỡ thẻ vàng IUU bước đầu khả quan

Thứ Bảy 30/05/2020 , 10:01 (GMT+7)

Từ đầu năm 2020 đến nay, chưa có tàu cá nào của tỉnh Bạc Liêu vi phạm khai thác hải sản tại vùng biển nước ngoài bị bắt giữ.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân Bạc Liêu, đã chấp hành tốt luật khai thác thủy sản. Ảnh: Minh Sáng.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân Bạc Liêu, đã chấp hành tốt luật khai thác thủy sản. Ảnh: Minh Sáng.

Quản lý tàu cá, xử phạt nghiêm

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, trong năm 2019, qua 8 đợt kiểm tra, kiểm soát tại các cửa biển và vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu trên 889 phương tiện, qua đó lập biên bản 20 trường hợp và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 98.050.000 đồng.

Từ đầu năm 2020 đế nay, đã triển khai 4 đoàn kiểm tra, kiểm tra 425 phương tiện, ra quyết định xử phạt 6 trường hợp với số tiền 31.500.000 đồng. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản cử cán bộ phối hợp với các trạm Biên phòng kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành Luật Thủy sản của ngư dân khi ra vào các cửa biển.

Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá đặt tại Cảng cá Gành Hào duy trì thực hiện 24/24 giờ. Kiểm tra chặt chẽ tàu ra, vào cảng, bốc dở hải sản... nhìn chung ngư dân thực hiện nghiêm túc theo quy định.

Ông Trần Xí Khuôl, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Điểm còn tồn tại là địa phương vẫn còn một số trường hợp sử dụng phương tiện thủy gia dụng khai thác ven bờ, dùng lưới mắt nhỏ đánh bắt, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động nhưng chưa mang lại kết quả tốt. Đây là những hộ đời sống rất khó khăn”.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Quách Văn Để, ngư dân tại huyện Đông Hải, cho biết: “Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi phải bám biển để mưu sinh qua ngày từ nhiều năm nay. Bản thân tôi luôn mong muốn có công việc ổn định để nuôi sống gia đình bốn miệng ăn.

Muốn đầu tư ghe lưới, phương tiện đánh bắt để có thể đi ra xa ngoài biển đánh bắt thì cần rất nhiều tiền, nhưng gia đình tôi lấy đâu ra, vay vốn thì gặp khó khăn. Đành chấp nhận đánh bắt ven bờ, được con nào thì bắt con nấy, cực lắm”.

Thời tiết đang thuận lợi để ngư dân đánh bắt hải sản. Ảnh: Minh Sáng.

Thời tiết đang thuận lợi để ngư dân đánh bắt hải sản. Ảnh: Minh Sáng.

Bước đầu khả quan

Ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đánh bắt thủy sản, đặc biệt là trong việc đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản bất hợp pháp.

Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bấp hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại tỉnh Bạc Liêu.

Với quyết tâm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển các nước, đi kèm với công tác tuyên truyền, vận động, buộc cam kết đến từng chủ tàu, thuyền trưởng.

Đồng thời, tỉnh đã tổ chức được 27 lớp tập huấn (năm 2018, 2019) cho hàng lượt người tham gia (trong đó, gồm chủ tàu/thuyền trưởng, chủ vựa thu mua, cán bộ biên phòng/địa phương). Đồng thời, phát 2.000 áp phích, 1.000 tờ bướm, phối hợp với các cơ quan Báo đài tuyên truyền về quy định của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU và Luật Thủy sản 2017 và các văn bản có liên quan đến khai thác IUU.

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, chưa có tàu cá của tỉnh Bạc Liêu vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết: Đơn vị đã thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Gành Hào, gồm 12 người (Chi cục Thủy sản: 5 người; Ban Quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tỉnh Bạc Liêu: 3 người; Lực lượng Biên phòng: 4 người) đảm bảo phân công trực 24/24 để kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng theo quy định.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì số lượng biên chế của cảng quá ít và đa số có trình độ chuyên môn chưa đúng với chuyên ngành thủy sản nên việc kiểm tra phân loại sản phẩm thành phần loài còn chưa am hiểu nên công tác giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng còn gặp khó khăn.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, cho rằng: Vùng biển tỉnh Bạc Liêu rộng, với số lượng tàu cá hoạt động tương đối nhiều, nhưng hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tàu cá. 

Một số chủ tàu, thuyền trưởng đã được tuyên truyền về chống khai thác IUU, bước đầu đã có sự chấp hành tương đối đầy đủ, thực hiện đúng quy định pháp luật đánh bắt thủy sản...

Theo ông Ly, điều bất cập hiện nay là lực lượng chuyên trách thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh hiện quá mỏng, phương tiện tàu kiểm tra xuống cấp không thể ra khơi xa hoạt động. Theo đó, tính chủ động trong công tác tuần tra, kiểm soát chống khai thác bấp hợp pháp trên vùng biển của tỉnh bị hạn chế nhiều, công tác tuần tra, kiểm soát chưa thể đảm bảo thường xuyên, liên tục và có tính linh hoạt, cơ động cao để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm trên vùng biển quản lý.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, khẳng định: Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về tác hại của khai thác IUU đối với sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản; tiếp tục tổ chức cho ngư dân ký cam kết không vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt thủy sản.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đã có 200 tàu tham gia lắp đặt. Trong đó: Vietel Bạc Liêu Lắp: 57 tàu; Công ty Bình Anh lắp: 108 tàu; Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử hàng hải Việt Nam  (VISHIPEL.18) lắp đặt 02 tàu); Công ty MêCom (Zunibal) lắp: 24 tàu. Dự án Movimar lắp 9 tàu (tàu chiều dài 24m trở lên).

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.