| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Huyện Hòa Bình hướng đến nền nông nghiệp 'sạch 4.0'

Thứ Ba 07/05/2019 , 21:55 (GMT+7)

Những năm qua tình hình kinh tế - xã hội huyện Hòa Bình tiếp tục phát triển ổn định, toàn diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ

Năm 2018, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu), tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,32% đây được xem là mức tăng trưởng cao từ đầu nhiệm kỳ đến nay; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44 triệu đồng; tổng giá trị sản xuất đạt trên 8.880 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ.

Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình

Đáng chú ý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 42%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27% và dịch vụ là 31%. 

Dù cơ cấu kinh tế đã có nhiều thay đổi, nhưng nông nghiệp vẫn là “chủ lực” của huyện Hòa Bình. Với bờ biển dài gần 20km, nền nông nghiệp địa phương được chia làm 2 vùng sản xuất rõ rệt: Vùng Bắc Quốc lộ 1A nước ngọt ổn định (đã triển khai nhiều mô hình nuôi trồng bồn - cá, lúa - cá, lúa - màu, 3 vụ lúa,..); Vùng Nam Quốc lộ 1A nước mặn - lợ (đã triển khai nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi cá kèo). 

Huyện Hòa Bình hướng đến nền nông nghiệp sạch

Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình cho biết, hướng đến nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, trong thời gian qua huyện đã hướng dẫn người dân sản xuất thử nghiệm khoảng 12ha lúa sử dụng vi sinh. Qua một vụ sản xuất, cho kết quả khả quan, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, được bao tiêu đầu ra với giá cao hơn 200 đồng/kg so với các loại lúa khác. Điều đáng mừng là, sản xuất theo quy trình này, sản phẩm làm ra đảm bảo sạch, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu.
 

Thủy sản là mũi nhọn phát triển kinh tế

Theo UBND huyện Hòa Bình, sản xuất nông nghiệp trong năm qua tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý là lĩnh vực thủy sản vẫn giữ vai trò mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản là trên 54.000 tấn, đạt gần 106% so với kế hoạch đề ra.

Đối với hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển khá ổn định, cung – cầu hàng hóa thiết yếu được đảm bảo. Cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư, mạng lưới kinh doanh và hệ thống phân phối ngày càng được củng cố, mở rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 3.743 tỷ đồng.

Theo ông Thới cho biết, để đạt được kết quả trên, bên cạnh sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thì huyện Hòa Bình còn tích cực cho xây dựng các chương trình, kế hoạch, hành động, giải pháp sát đúng với điều kiện và tiềm năng của huyện, nhờ đó đã giúp cho kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Xác định thủy sản vẫn là thế mạnh phát triển kinh tế của huyện

Cũng theo ông Thới, đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm phục vụ phát triển sản xuất thì công tác an sinh xã hội, tạo việc làm và giảm nghèo cũng là lĩnh vực được địa phương đặc biệt chú trọng quan tâm.

Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện đầy đủ, kịp thời chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, huyện Hòa Bình còn tổ chức vận động Quỹ “Vì người nghèo – An sinh xã hội” được trên 8,5 tỷ đồng; triển khai xây dựng mới 472 căn nhà, sửa chữa 121 căn nhà cho người có công với cách mạng; giới thiệu và giải quyết việc làm mới cho 4.140 lao động.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu.