| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Nuôi tôm siêu thâm canh giảm rủi ro

Thứ Ba 04/08/2020 , 09:14 (GMT+7)

Tỉnh Bạc Liêu khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch, tiết kiệm chi phí đầu vào.

Bạc Liêu phát triển mạnh nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bạc Liêu phát triển mạnh nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng thời hạn chế rủi ro và hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, giúp người nuôi an tâm mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng an toàn, ổn định và bền vững.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Bạc Liêu, tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 140.000ha, trong đó nuôi siêu thâm canh trên 1.800 ha. Ưu điểm của mô hình nuôi siêu thâm canh trong hồ nổi tròn, tôm đạt tỷ lệ sống từ 70 - 90%. Hạn chế được dịch bệnh xâm nhập vào khu nuôi do hạn chế bơm nước mới trực tiếp từ sông, rạch vào cũng như bơm xả ra môi trường bên ngoài góp phần bảo vệ môi trường.

Anh Phạm Tiến Thành ở ấp Thành Công, huyện Hòa Bình có 3 hồ nổi nuôi tôm thẻ chân trắng, bình quân mỗi hồ rộng 500m2 vừa thu hoạch xong vụ tôm thứ 3 trong năm.

Anh Khởi cho biết, vụ tôm rồi nuôi thả theo 3 giai đoạn, bình quân mật độ thả 150 con/m2, sau 70 ngày nuôi tôm đạt trọng lượng 52 con/kg thu hoạch bán giá 95.000 đồng/kg, giảm từ 25.000 – 30.000 đồng/kg so với tháng trước nên vụ này lãi không cao.

Theo anh Thành, đầu tư mô hình nuôi tôm hồ nổi tròn khá tốn kém ban đầu, vì nuôi trong nhà đều sử dụng công nghệ cao một năm nuôi được 4 vụ. Nhưng bù lại giảm được nhiều chi phí khác như nhân công, điện, quản lý được nguồn nước nuôi, thuận lợi chăm sóc tôm. Năng suất luôn cao hơn từ 30-35% so với nuôi truyền thống trong ao đất.

Xem thêm
Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.