| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu sẽ là tỉnh mạnh về kinh tế biển

Thứ Ba 12/12/2023 , 09:46 (GMT+7)

Bạc Liêu Bạc Liêu cần khai thác lợi thế, phát triển 3 trụ cột chính là công nghiệp năng lượng tái tạo, nuôi trồng - chế biến thủy sản và du lịch.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng và Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều kiểm tra cảng biển Gành Hào, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh. 

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng và Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều kiểm tra cảng biển Gành Hào, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh. 

Mạnh về kinh tế biển

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Bạc Liêu và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Về mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân 9,5 - 10,5%/năm, quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,5 - 4 lần so với năm 2020.

Cơ cấu kinh tế, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 29%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 36,4%. Khu vực dịch vụ khoảng 32%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; môi trường thiên nhiên được bảo vệ và phát triển. Xã hội phát triển hài hòa, đời sống nhân dân được nâng cao. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Phát triển năng lượng tái tạo là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Phát triển năng lượng tái tạo là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Phát triển 3 trụ cột chính

Quy hoạch nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển. Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng nổi trội hướng vào phát triển 3 trụ cột chính: công nghiệp năng lượng tái tạo, nuôi trồng, chế biến thủy sản và du lịch. Phát triển nhanh, đồng bộ tiểu vùng kinh tế trọng điểm Nam quốc lộ 1, các hành lang kinh tế, các trục liên kết kinh tế và các đô thị đóng vai trò là cực tăng trưởng quan trọng.

Đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lực, cảng biển, khu, cụm công nghiệp, viễn thông - công nghệ thông tin; xây dựng trung tâm công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản của vùng ĐBSCL.

Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số hoạt động hiệu quả. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản an toàn quy mô lớn, công nghệ cao, xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm quốc gia; đẩy mạnh nuôi biển, nuôi biển kết hợp với phát triển năng lượng tái tạo và du lịch. Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, nâng cấp hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Bạc Liêu là tỉnh có thể mạnh về phát triển nông nghiệp, tổng sản lượng lúa của tỉnh năm 2023 ước đạt 1,2 triệu tấn. Ảnh: Trọng Linh.

Bạc Liêu là tỉnh có thể mạnh về phát triển nông nghiệp, tổng sản lượng lúa của tỉnh năm 2023 ước đạt 1,2 triệu tấn. Ảnh: Trọng Linh.

Với ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản, khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm qua các giai đoạn chế biến, có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng xả thải của các cơ sở chế biến thủy sản.

Xây dựng trung tâm công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản của vùng ĐBSCL. Tổ chức hiệu quả liên kết chuỗi giữa cơ sở chế biến với vùng sản xuất, cung ứng nguyên liệu. Còn với ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đầu tư, xây dựng Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu công suất 3.200MW gắn với xây dựng đồng bộ hạ tầng phục vụ.

Phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi; thu hút đầu tư, phát triển nguồn năng lượng mới như: Hydro xanh, Amoniac xanh... Đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.

Về phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao. Xây dựng các khu du lịch trọng điểm ven biển có quy mô ngang tầm khu vực ĐBSCL và cả nước, đặc biệt là đầu tư phát triển khu vực tiềm năng về du lịch trên địa bàn thành phố Bạc Liêu và vùng lân cận để đảm bảo đủ điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia; xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế gắn với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu tôm của tỉnh Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 1 tỷ USD. Ảnh: Trọng Linh.

Xuất khẩu tôm của tỉnh Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 1 tỷ USD. Ảnh: Trọng Linh.

Quy hoạch 5 vùng huyện

Về phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch 5 vùng huyện bảo đảm phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển tổng thể của tỉnh gồm:

Thứ nhất, vùng huyện Đông Hải: Là khu vực phát triển trọng điểm về tôm, thủy sản nước lợ, năng lượng tái tạo. Tập trung đầu tư phát triển thủy sản nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng trung tâm sản xuất tôm giống; sắp xếp lại nghề đánh bắt thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giải quyết việc làm; củng cố các cơ sở hậu cần nghề cá, trọng điểm là cảng cá Gành Hào. Xây dựng các khu vực điện gió, hạ tầng truyền tải điện; phát triển du lịch sinh thái, tham quan ven biển; nâng cấp đê biển, đê sông, trồng rừng phòng hộ, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Thứ hai, vùng huyện Hòa Bình là khu vực phát triển trọng điểm về tôm, thủy sản, năng lượng tái tạo. Tập trung đầu tư phát triển thủy sản nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng trung tâm sản xuất tôm giống. Sắp xếp lại nghề đánh bắt thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, củng cố các cơ sở hậu cần nghề cá. Xây dựng Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu 3.200MW, các khu vực điện gió, hạ tầng truyền tải điện, cảng khí phục vụ Nhà máy điện khí LNG. Phát triển du lịch sinh thái, tham quan ven biển; nâng cấp đê biển, đê sông, trồng rừng phòng hộ, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Đường giao thông nông thôn tại một xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Trọng Linh.

Đường giao thông nông thôn tại một xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ ba, vùng huyện Vĩnh Lợi là khu vực phát triển lúa gạo, chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển các cánh đồng lớn, các gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao. Hình thành các cụm công nghiệp chế biến nông sản, logistics trung chuyển hàng hóa tới cảng Trần Đề.

Thứ tư, vùng huyện Hồng Dân là khu vực phát triển lúa gạo, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, dịch vụ logistics trung chuyển hàng hóa tới các điểm kết nối với các tuyến cao tốc đi qua tỉnh. Xây dựng khu công nghiệp Ninh Quới, Trung tâm phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ năm, vùng huyện Phước Long là trung tâm của Tiểu vùng kinh tế Bắc quốc lộ 1, tập trung sản xuất lúa gạo kết hợp với nuôi tôm, thủy sản nước lợ, nước ngọt, phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, dệt may, du lịch.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Bình luận mới nhất