Mô hình được thực hiện tại thôn Quảng Nạp, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, diện tích 10 ha, giống được sử dụng là Bắc thơm số 7.
Ngày gieo sạ 5 - 10/2; ngày trỗ tập trung 10 - 15/5; ngày thu hoạch 8/6; thời gian sinh trưởng 120 ngày; chiều cao cây trung bình 95 cm; số dảnh hữu hiệu 5,5 dảnh/khóm; năng suất đạt 58 tạ/ha.
SX lúa VietGAP tăng chi phí khử lẫn nhưng giảm công phun thuốc BVTV, với mức đầu tư giống, phân bón, vật tư tương đương nên tổng chi phí SX bằng nhau.
Với giá bán 7.700 đ/kg (cao hơn 1,1 lần so với giá bán lúa thông thường), lãi 17,5 triệu đồng/ha, cao hơn lúa thường 2,2 triệu đồng/ha. Ước tính trên 10 ha/2 vụ/năm sẽ đạt 349,9 triệu đồng. Ngoài ra SX lúa VietGAP còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.
Qua đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Cần có sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Trong đó, tại mỗi cơ sở BQL HTX có vai trò quyết định đến thành công của mô hình.
Mỗi địa phương cần khảo sát, đánh giá các điều kiện đất, nước đảm bảo yêu cầu; tiến hành quy hoạch vùng SX tập trung để thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành SX.
Tổ chức xây dựng mô hình SX làm điểm hạt nhân và từng bước nhân rộng, đặc biệt SX phải gắn với thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần lựa chọn các hộ nông dân có trình độ thâm canh, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện trong SX lúa VietGAP.
Lựa chọn sản phẩm giống lúa năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện SX của từng địa phương, thị hiếu tiêu dùng để phát triển và xây dựng thương hiệu.
Cần có chính sách hỗ trợ cho vùng SX lúa VietGAP để tạo điều kiện cho cơ sở đầu tư SX, đồng thời, thuê đơn vị đánh giá, chứng nhận sản phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, đi đôi với tăng cường kiểm tra giám sát trong quá trình SX.
Tăng cường cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc đến thu hoạch, nhằm tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả SX.