| Hotline: 0983.970.780

Bắc thơm 7 kháng bạc lá

Thứ Hai 18/05/2015 , 09:15 (GMT+7)

Với ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng kháng bệnh, giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá (KBL) đang "chen chân" vào nhiều địa bàn SX lúa chất lượng.

Những năm gần đây, xu hướng SX lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tại chỗ ở các tỉnh ĐBSH ngày càng thắng thế. Có thể nói trong các giống lúa chất lượng cao, Bắc thơm 7 đến nay vẫn là “ông trùm” khó có đối thủ cạnh tranh về mặt chất lượng gạo.

Tuy nhiên do năng suất thấp, đặc biệt là nhược điểm dễ bị nhiễm bệnh bạc lá ở vụ mùa luôn là nỗi sợ hãi đối với nông dân SX giống lúa này.

Làm thế nào để khắc chế hai nhược điểm này của giống Bắc thơm 7, trong khi vẫn giữ được phẩm chất gạo của nó là bài toán không dễ.

Từ năm 2006, một nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng (ĐH Nông nghiệp Hà Nội, nay là Học viện Nông nghiệp VN) đã bắt tay vào việc nghiên cứu, đưa gen kháng bạc lá Xa21 vào giống Bắc thơm 7 bằng phương pháp lai Backcross để tạo ra giống Bắc thơm 7 KBL.

Từ năm 2012, giống lúa Bắc thơm 7 KBL chứa gen kháng Xa21 đã được Bộ NN-PTNT cho phép SX thử và được đơn vị nghiên cứu chuyển giao cho Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương triển khai SX.

Qua hơn 2 năm SX thử, nhiều ưu điểm về các đặc tính sinh trưởng, kiểu hình, đặc biệt là khả năng kháng bệnh bạc lá của giống Bắc thơm 7 KBL đã được khẳng định trên thực tế. Tuy nhiên, việc đưa gen kháng bạc lá Xa21 vào giống Bắc thơm 7 liệu có làm thay đổi chất lượng gạo, và chất lượng gạo của Bắc thơm 7 KBL có giữ được như Bắc thơm 7 hay không vẫn đang có nhiều ý kiến hoài nghi.

Ở vùng lúa huyện Bình Giang (Hải Dương) nói riêng, Hải Dương nói chung mấy năm trước không phải là địa phương mạnh về SX lúa chất lượng, tuy nhiên đến nay diện tích lúa chất lượng đang tăng rất mạnh, và giống lúa Bắc thơm 7 KBL chính là sự lựa chọn của nông dân.

Tại xã Bình Minh (Bình Giang) đến vụ xuân 2015, ước gần 90% tổng diện tích lúa xã này đã chuyển hoàn toàn sang giống Bắc thơm 7 KBL.

Ông Nguyễn Văn Thắm, Phó Chủ nhiệm HTXNN Bình Minh cho biết, từ chỗ có trên 60% diện tích là các giống lúa lai trước đây, chỉ qua 2 - 3 vụ gần đây, diện tích giống Bắc thơm 7 KBL đã "đánh bật" hoàn toàn lúa lai, đưa xã này thành vùng lúa chất lượng quy mô hàng hóa lớn.

Ông Thắm cho biết: Bắc thơm 7 đã từng có mặt tại địa phương khá lâu, nhưng sở dĩ không bung được diện tích bởi sâu bệnh quá nặng, đặc biệt ở vụ mùa có khi phải phun 4 - 5 lần thuốc, nặng nhất là bạc lá. Tuy nhiên khi giống Bắc thơm 7 KBL vào địa phương, chính nông dân đã lựa chọn mở rộng đại trà bởi nhược điểm của Bắc thơm 7 đã được khắc phục.

Việc có hay không sự hiện diện ổn định của gen Xa21 trong giống Bắc thơm 7 KBL trước đây cũng khiến nhiều nhà khoa học băn khoăn.
Cuối năm 2014, các kết quả phân tích, giải trình tự gen của Viện Di truyền Nông nghiệp đã cho thấy, trong số 13 mẫu giống Bắc thơm 7 KBL, có 12 mẫu mang gen kháng Xa21 ở trạng thái đồng hợp tử. Điều này cho thấy gen kháng Xa21 đã có mặt và duy trì hoạt động ổn định trên giống Bắc thơm 7 KBL.

Liên tiếp vụ ĐX, vụ mùa 2014, năng suất Bắc thơm 7KBL đều đạt hơn 2 tạ/sào, dân chỉ phun một lần thuốc BVTV nhưng lúa sạch bệnh, bộ lá, thân xanh cho tới lúc gặt, bệnh bạc lá gần như biến mất.

Vụ xuân 2015 này, trong khi nhiều giống lúa khác nhiễm đạo ôn nặng nhưng Bắc thơm 7 KBL vẫn đứng vững, lúa đẻ nhánh khỏe, năng suất ước đạt 2,2 - 2,3 tạ/sào, cao hơn giống Bắc thơm 7 từ 15 - 20%.

Về chất lượng gạo, ông Hoàng Đình Ứng (thôn Mỹ Trạch, xã Bình Minh) đánh giá: Dễ nhận thấy nhất là gạo Bắc thơm 7 KBL hạt béo hơn, vỏ thóc mỏng hơn so với BT7 nên gạo được thành hơn. Qua 3 vụ SX giống Bắc thơm 7 KBL, ông Ứng cho biết tỉ lệ xay xát gạo có thể đạt trên 80%, trong khi Bắc thơm 7 chỉ đạt khoảng 60 - 70%.

Ông Vũ Văn Chúc, nông dân thôn My Cầu (xã Tân Hồng, Bình Giang) còn cho rằng gạo Bắc thơm 7 KBL thơm, đậm và dễ ăn hơn cả Bắc thơm 7 trước đây.

“Chất lượng thế nào thì cánh hàng xáo rõ nhất. Ở đây họ chỉ có một tên gọi là lúa Bắc thơm, chứ chẳng ai phân biệt Bắc thơm thường hay Bắc thơm kháng bạc lá. Hiện họ mua thóc Bắc thơm 7 và Bắc thơm 7 KBL đều với giá như nhau cả, khoảng 8.000 - 8.200 đ/kg”, ông Chúc thú thật.

Hiện tại xã Tân Hồng cũng đã có một DN đầu tư SX cánh đồng lớn 20 ha hoàn toàn bằng giống Bắc thơm 7 KBL.

Theo Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương, chỉ qua 2 năm SX thử, đến vụ xuân 2015, Bắc thơm 7 KBL đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thanh Hóa….

Tại Nam Định, địa phương có truyền thống SX giống lúa chất lượng cao hàng đầu miền Bắc, giống Bắc thơm 7 KBL đang nhanh chóng thế chỗ cho Bắc thơm 7 tại các huyện Ý Yên, Vụ Bản… Thực tế này cho thấy trong tương lai gần, Bắc thơm 7 KBL có thể sẽ nhanh chóng “soán ngôi” Bắc thơm 7.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất