| Hotline: 0983.970.780

Gian nan đường đến huyện nông thôn mới:

Bài 2: Cần ‘trợ lực’ xây dựng công trình cấp nước tập trung

Thứ Bảy 26/11/2022 , 07:10 (GMT+7)

Hà Tĩnh Để đạt chuẩn huyện NTM, tối thiểu phải có tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 18%. Tuy nhiên, tại huyện Kỳ Anh để đạt tiêu chí này trước năm 2023 là rất khó.

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung tại huyện Kỳ Anh mới được 8,9%/ quy định tối thiểu của bộ tiêu chí phải đạt 18%. Ảnh: TN.

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung tại huyện Kỳ Anh mới được 8,9%/ quy định tối thiểu của bộ tiêu chí phải đạt 18%. Ảnh: TN.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu đến năm 2025 Hà Tĩnh đạt chuẩn tỉnh NTM, trong hai năm vừa qua, cả hệ thống chính trị và mỗi người dân đều xác định phong trào xây dựng NTM là việc chung, không của riêng ai.

Mỗi cá nhân, mỗi tập thể đều có vai trò, trách nhiệm vun đắp cho thôn xóm, làng quê của mình trở thành “nơi đáng sống” - đúng như tinh thần chỉ đạo xuyên suốt Chương trình MTQG xây dựng NTM đã đề ra.

Đến thời điểm này 11/13 huyện, thị xã, thành phố của Hà Tĩnh đã đạt chuẩn huyện NTM, đô thị văn minh. Còn 2 huyện Hương Khê, Kỳ Anh đang phấn đấu hoàn thành trước năm 2023. Tuy nhiên, tại huyện Kỳ Anh, trong các tiêu chí chưa đạt, mục 8.1 “Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung” trong tiêu chí Chất lượng môi trường sống đang khó nhằn nhất và có nguy cơ không thể đạt chuẩn theo lộ trình.

Cụ thể, bộ tiêu chí quy định, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch tập trung tối thiểu đạt 18% nhưng đến nay toàn huyện mới có 3.190/35.714 hộ được sử dụng nước sạch tập trung (chiếm tỷ lệ 8,9%). Như vậy còn khoảng hơn 32.000 hộ dân/20 xã của Kỳ Anh chưa có nước sạch sử dụng. Trong đó, có những xã như Kỳ Lạc, Lâm Hợp vào mùa hè thường xuyên khô hạn, thiếu nước, bà con phải đi gánh nước từ khe suối cách nhà đến 4 – 5km, cực kỳ vất vả.

“Hiện tại UBND tỉnh đã bố trí vốn thực hiện dự án cấp nước tập trung cho xã Kỳ Lạc (12 tỷ đồng) và Lâm Hợp (20 tỷ đồng) nhằm cấp nước cho gần 1.000 hộ dân. Song để hoàn thiện, đưa nước đến tận hộ gia đình, nhanh nhất cũng phải đến cuối năm 2024, như vậy sẽ chậm tiến độ huyện đạt chuẩn đã đề ra”, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh nói.

Ông chia sẻ thêm, đối với dự án xã hội hóa nước sạch Kỳ Đồng và vùng phụ cận, sau 2 lần thu hút nhà đầu tư cũng chưa có nhà đầu tư nào đạt yêu cầu.

Nguồn nước nhiều vùng ở huyện Kỳ Anh bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Ảnh: TN.

Nguồn nước nhiều vùng ở huyện Kỳ Anh bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Ảnh: TN.

“Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất, cấp bách nhất hiện nay là kiến nghị tỉnh vào cuộc, chỉ đạo Công ty cấp nước Hà Tĩnh mở rộng mạng lưới cấp nước từ hệ thống nhà máy nước thị xã Kỳ Anh, cấp nước cho các xã thuộc huyện Kỳ Anh như: xã Kỳ Thư, Kỳ Thọ, Kỳ Tân, Kỳ Văn, Kỳ Hải.

Dự kiến số lượng hộ dân đăng ký sử dụng khoảng 2.800 hộ; trong đó Kỳ Thọ 500/1074 hộ, Kỳ Tân 1000/2263 hộ, Kỳ Văn 1000/1959 hộ, Kỳ Thư và Kỳ Hải 300/622 hộ chưa sử dụng”, ông Nguyễn Thanh Hải hiến kế.

Là một trong hàng vạn hộ dân Kỳ Anh chưa được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung, chị Nguyễn Thị Nam, xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh) cho hay, khu vực chị sinh sống nguồn nước nhiễm mặn nặng nên gia đình thường phải hứng nước mưa để phục vụ ăn uống, sinh hoạt. Hiện tại đường ống cấp nước của Nhà máy nước Hà Tĩnh đã lắp đặt đến xã. Tuy nhiên, việc đấu nối đến tận hộ dân chưa được Công ty cấp nước Hà Tĩnh ưu tiên.

“Để người dân sớm được sử dụng nước đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe, cùng với đó chung tay giúp huyện đạt chuẩn NTM, người dân Kỳ Hải tha thiết mong muốn tỉnh, huyện và Công ty cấp nước Hà Tĩnh kéo đường ống, cấp nước cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất”, chị Nam nói thêm.

Còn xã Kỳ Đồng - trung tâm hành chính của huyện Kỳ Anh, sau 6 năm điều chỉnh địa giới hành chinh huyện Kỳ Anh, người dân Kỳ Đồng cũng như toàn bộ cán bộ, nhân viên các cơ quan hành chính đóng trên địa bàn đang phải dùng nước giếng khoan hoặc nước mưa để nấu ăn, tắm giặt.

“Nước ngầm ở khu vực thôn Đồng Tiến (xã Kỳ Đồng) bị nhiễm phèn. Quần áo giặt vài nước là chuyển màu vàng. Ngoài ra, thôn nằm giữa bốn bề là đồng ruộng nên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào đất, vào các mạch nước ngầm rất lớn. Mong muốn của người dân nơi đây là sớm có nhà máy nước sạch để sử dụng, đảm bảo sức khoẻ”, ông Trần Đặng Hậu, Trưởng thôn Đồng Tiến cho hay.

Trước nhu cầu bức thiết của người dân, năm 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương kêu gọi đầu tư dự án xây dựng nhà máy nước sạch xã Kỳ Đồng và vùng phụ cận.

Giải pháp tối ưu để đạt chuẩn tiêu chí này là chỉ đạo Công ty cấp nước Hà Tĩnh mở rộng mạng lưới cấp nước từ hệ thống nhà máy nước thị xã Kỳ Anh, cấp nước cho các xã thuộc huyện Kỳ Anh. Ảnh: TN.

Giải pháp tối ưu để đạt chuẩn tiêu chí này là chỉ đạo Công ty cấp nước Hà Tĩnh mở rộng mạng lưới cấp nước từ hệ thống nhà máy nước thị xã Kỳ Anh, cấp nước cho các xã thuộc huyện Kỳ Anh. Ảnh: TN.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, sau khi kêu gọi xã hội hóa đã có nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, việc đầu tư nhà máy nước sạch vùng nông thôn gặp khá nhiều trắc trở, nhất là về hiệu quả đầu tư. Vì vậy đến nay, sau 2 năm kêu gọi chưa có nhà đầu tư nào đáp ứng yêu cầu. Nếu tỉnh Hà Tĩnh không có chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách để xây dựng hệ thống xử lý nước sạch Kỳ Đồng và vùng phụ cận thì dự án này sẽ rất khó thành công.

Đến nay toàn huyện Kỳ Anh có 100% số xã đạt chuẩn NTM; 20% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao đạt 20%; hơn 70% thôn đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; có 20 sản phẩm đạt chuẩn OCOP và 831 vườn mẫu cấp tỉnh, 168 vườn mẫu cấp huyện.

Theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/03/2022 của Thủ tướng chính phủ, đến nay huyện Kỳ Anh cơ bản đạt 4/9 tiêu chí, gồm: Quy hoạch, Điện, Thủy lợi và phòng chống thiên tai, Hệ thống chính trị, An ninh trật tự, Hành chính công.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm