| Hotline: 0983.970.780

Phần IV. Chăn nuôi an toàn sinh học

Bài 3: Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật

Thứ Năm 18/07/2019 , 09:08 (GMT+7)

Quá trình đi thực tế, chúng tôi nhận thấy sự trùng hợp là những doanh nghiệp, trang trại, HTX đến thời điểm này vẫn an toàn trước dịch tả lợn Châu Phi đa phần đang sử dụng thức ăn chăn nuôi không có bột xương, bột xương thịt.

12-47-06_thuc_n_chn_nuoi
Nhiều doanh nghiệp, trang trại, HTX có xu hướng sử dụng thức ăn lên men và thức ăn chăn nuôi không sử dụng đạm từ bột xương thịt để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Đinh Tùng.

Nói như vậy không có nghĩa là các trang trại của doanh nghiệp, HTX chỉ tập trung vào khâu thức ăn mà các khâu an toàn sinh học khác, như vị trí xây dựng chuồng trại cách xa khu dân cư, xa đường giao thông, xa bãi rác rồi quy trình sát trùng, phun khử trùng, vận chuyển, quản lý công nhân, dụng cụ trang thiết bị vẫn cần phải đàm bảo theo đúng khuyến cáo của Cục Thú y và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Với nguyên liệu đạm động vật dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay phổ biến có bột xương, bột xương thịt và bột cá. Song xu hướng những năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ưu tiên sử dụng bột cá bởi tình hình dịch bệnh động vật trên cạn đang có xu hướng ngày càng phức tạp, nhất là dịch tả lợn Châu Phi.

Thực tế, những quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Canada, Úc… từ nhiều năm nay đã không dùng bột xương thịt làm nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thậm chí có những nước đã cấm hoàn toàn việc sử dụng bột xương thịt do lo ngại nhiễm khuẩn E.Coli, Salmonella, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay luật pháp vẫn cho phép sử dụng bột xương, bột xương thịt làm nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 300.000 - 400.000 tấn bột thịt xương về sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát cho biết, đến thời điểm này các trại lợn của Hòa Phát vẫn an toàn. Ngay từ khi gia nhập mảng chăn nuôi, Hòa Phát đã xác định từ đầu là không sử dụng đạm động vật trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và luôn ưu tiên sử dụng đạm thực vật. Hiện các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Hòa Phát đều sử dụng đạm thực vật được chế biến, lên men từ khô dầu đậu tương.

Ông Nguyễn Thế Tường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dabaco Việt Nam chia sẻ, tùy từng thời điểm và giá thành các loại nguyên liệu, Tâp đoàn Dabaco sẽ có sự lựa chọn đạm động vật hoặc đạm thực vật làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi theo tỉ lệ nhất định.

12-47-06_u_cm_len_men
Nhiều trang trại, HTX tự ủ men vi sinh làm thức ăn cho lợn. Ảnh: Đinh Tùng.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp giá đạm động vật rẻ hơn thực vật doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng bột cá. Còn về lâu dài, với việc Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy ép dầu công suất 270.000 tấn khô dầu đậu nành/năm, tới đây toàn bộ thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Dabaco sẽ được sử dụng nguồn đạm thực vật từ khô dầu đậu tương lên men theo quy trình hiện đại, qua đó cắt giảm nguồn đạm động vật trong quy trình sản xuất thức ăn theo đúng xu thế của thế giới. Được biết, đến thời điểm hiện tại Dabaco là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lớn chưa có trại nào bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

Là đơn vị không tự sản xuất được thức ăn chăn nuôi, ông Phạm Duy Phẩm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) chia sẻ, ngay khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại Việt Nam, Trung tâm ngay lập tức phối hợp với Cargill, doanh nghiệp chuyên cung cấp thức ăn cho Trung tâm thay đổi công thức theo hướng loại bỏ hoàn toàn thành phần bột thịt, bột xương động vật ra khỏi các lo thức ăn chăn nuôi bán cho Trung tâm.

Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương cũng tiến hành nâng cấp tất cả các biện pháp an toàn sinh học và khử trùng thức ăn, nguồn nước thành nhiều lớp, thậm chí ngay cả tiền khách hàng trả cũng phải có quy trình để xử lý mầm bệnh triệt để. Đến thời điểm hiện tại, 3 trang trại lưu giữ giống lợn cụ kỵ, ông bà, bố mẹ của Trung tâm tại 3 tỉnh, thành khác nhau là Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội vẫn an toàn với dịch tả lợn Châu Phi.

Ngoài việc nâng cấp an toàn sinh học lên mức cao nhất ở mọi khâu và công đoạn trong quy trình chăn nuôi lợn, các doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi lớn chúng tôi tiếp xúc như: CP, Dabaco, Masan, Green Feed, Japfa,… đều kiến nghị Bộ NN-PTNT và các tỉnh miền núi sớm quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư để dịch chuyển dần trang trại chăn nuôi từ vùng đồng bằng lên miền núi bởi với dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp và xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành cả nước hiện nay hầu hết các trang trại nằm ở đồng bằng đều không đáp ứng được tốt nhất các tiêu chí về an toàn sinh học.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất