| Hotline: 0983.970.780

Sống giữa tâm dịch nCoV

[Bài I] Nữ y tá kể chuyện chống dịch

Thứ Ba 11/02/2020 , 09:22 (GMT+7)

Trong khi số ca nhiễm bệnh không ngừng gia tăng, thông tin về điều kiện làm việc, chống dịch ở tuyến đầu Vũ Hán và xa hơn là tỉnh Hồ Bắc vẫn rất hạn chế.

Bác sĩ chuẩn bị bước vào khu vưc cách ly tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.

Bác sĩ chuẩn bị bước vào khu vưc cách ly tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.

Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV) khởi phát tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sau đó lan ra 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, hơn 800 người đã tử vong và hơn 37.500 ca nhiễm bệnh được ghi nhận trên toàn cầu.

Nhưng trong khi số ca nhiễm bệnh không ngừng gia tăng, những thông tin về điều kiện làm việc, chống dịch ở tuyến đầu Vũ Hán và xa hơn là tỉnh Hồ Bắc vẫn rất hạn chế.

Những ngày gần đây, trên các nền tảng mạng Internet bắt đầu xuất hiện hàng loạt bài viết, bài bình luận chỉ trích các nỗ lực của chính quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn nCoV lây lan.

Giới chức còn tìm cách che đậy những lời cảnh báo đầu tiên của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng về nCoV khi dịch bệnh bắt đầu có dấu hiệu lây nhiễm.

Lý ngày 30/12/2019 gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện trên WeChat gồm 150 bác sĩ là bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), dịch khởi phát ở Trung Quốc năm 2002 khiến khoảng 800 người thiệt mạng trên toàn thế giới.

Tin nhắn của Lý thu hút sự chú ý của giới chức sau khi một người trong nhóm đăng ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện lên mạng. 7 bác sĩ khác sau đó chia sẻ những tin nhắn tương tự trên ba nhóm trò chuyện.

Ngay đêm 30/12/2019, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán triệu tập Lý, yêu cầu được biết lý do anh chia sẻ thông tin. Ngày 3/1, cảnh sát Vũ Hán mời Lý đến làm việc, buộc anh ký biên bản với nội dung "phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội".

Lý ngày 8/1 khám cho một nữ bệnh nhân nhiễm nCoV. Anh bị ho hai ngày sau đó và đến ngày 30/1 được xác định nhiễm virus. Bác sĩ Lý qua đời rạng sáng 7/2, tạo nên cú sốc lớn trên toàn Trung Quốc và đã khơi dậy một làn sóng bất bình trong xã hôi.

Trong một lần hiếm hoi, kênh truyền hình Anh BBC đã có cơ hội trò chuyện với một nữ nhân viên y tế ở Hồ Bắc để khai thác những thông tin sâu hơn về tình hình chống dịch tại đây. Để bảo vệ danh tính, cô yêu cầu không nêu tên đầy đủ, chỉ sử dụng họ Yao.

Yao công tác tại một bệnh viện ở thành phố Tương Dương, lớn thứ hai tỉnh Hồ Bắc. Cô miêu tả nơi mình làm việc giống như một “phòng khám sốt”. Nhiệm vụ chính của cô là phân tích các mẫu máu được chuyển đến để xác nhận người nhiễm nCoV.

Trước dịch, Yao đã lên kế hoạch đến Quảng Đông đón Tết Nguyên đán cùng gia đình. Mẹ và con cô đã tới trước nhưng khi dịch bùng phát, Yao quyết định tình nguyện ở lại Tương Dương.

“Đúng là ai cũng chỉ sống một lần nhưng có một giọng nói mạnh mẽ trong tôi cứ thúc giục tôi hãy đi đi”, Yao chia sẻ.

Ban đầu, cô phải vượt qua những lấn cấn trong suy nghĩ về quyết định táo bạo của mình.

“Tôi tự bảo mình: hãy luôn cẩn thận đề phòng và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp tự bảo vệ”, Yao cho hay. “Nếu không có đồ bảo hộ, tôi có thể mặc áo mưa tạm. Nếu không có khẩu trang, tôi có thể kêu gọi bạn bè trên khắp Trung Quốc gửi khẩu trang cho mình. Mọi chuyện luôn có cách giải quyết”.

Nhân viên y tế tại bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán chăm sóc một bệnh nhân nhiễm nCoV đang hồi phục. Ảnh: China Daily.

Nhân viên y tế tại bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán chăm sóc một bệnh nhân nhiễm nCoV đang hồi phục. Ảnh: China Daily.

Theo Yao, bệnh viện được chuẩn bị đầy đủ hơn cô mong đợi. Chính phủ vẫn chuyển vật tư tới và các công ty tư nhân ủng hộ trang thiết bị để giúp sức. Dù vậy, họ vẫn thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ và không phải tất cả các nhân viên y tế đêu được bảo vệ đúng cách.

“Đây là một công việc khó khăn, rất buồn và đau lòng. Chúng tôi hầu như không có thời gian nghĩ tới an toàn của bản thân”, Yao kể. “Chúng tôi cũng phải điều trị cho bệnh nhân với sự ân cần, dịu dàng bởi nhiều người tìm đến chúng tôi trong tâm trạng hoang mang, lo sợ khủng khiếp, một số người còn đứng bên ngưỡng suy sụp thần kinh”.

Để xử lý lượng bệnh nhân quá tải, nhân viên tại bệnh viện làm việc theo ca 10 tiếng. Yao cho hay trong ca trực, không ai được ăn uống, giải lao hay thậm chí cả đi vệ sinh.

“Cuối ca trực, khi cởi bỏ đồ bảo hộ, quần áo chúng tôi thường ướt sũng vì mồ hôi”, Yao nói. “Trán, mũi và cổ chúng tôi hằn lên những vết lằn dài. Nhiều đồng nghiệp của tôi ngủ ngay trên ghế sau ca trực bởi họ quá mệt mỏi, không thể bước chân đi nổi nữa”.

Nhưng bất chấp mọi khó khăn, Yao cho biết chưa nhân viên nào tại bệnh viện bị nhiễm virus. Cô và các đồng nghiệp được khích lệ tinh thần bởi những tin nhắn động viên ấm áp từ người dân. Nhiều người còn gửi cả đồ ăn cùng các nhu yếu phẩm khác.

“Con virus đã mang trái tim chúng tôi xích lại gần nhau”, Yao nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.