| Hotline: 0983.970.780

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Chủ Nhật 10/11/2024 , 07:00 (GMT+7)

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền tạo nền tảng vững chắc trong quản lý, bảo vệ rừng tại Khu BTTN Pù Huống. Ảnh: Khôi An.

Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền tạo nền tảng vững chắc trong quản lý, bảo vệ rừng tại Khu BTTN Pù Huống. Ảnh: Khôi An.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống được thành lập năm 2001 với diện tích rừng được giao quản lý gần 50.000 ha, bao gồm lâm phần của 12 xã thuộc 5 huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An là Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông.

Mục tiêu của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống là quản lý, phục hồi diện tích rừng hiện, bảo vệ nghiêm ngặt mặt đệm lưu vực sông, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn, phát triển đa dạng nguồn sinh học và tạo nên khu du lịch sinh thái. Nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, đòi hỏi tập thể CBCNV của đơn vị này phải rất nỗ lực mới có thể đảm đương được.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Khu BTTN Pù Huống đã phối hợp với các cơ quan chức năng (công an, huyện đội, chính quyền địa phương…) cùng đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến toàn thể nhân dân và các đơn vị, tổ chức liên quan. Sau một thời gian dài đã mang lại thành quả tương xứng, tạo chuyển biến căn cơ, từng bước thay đổi nếp nghĩ của bà con sống quanh rừng, đặc biệt là khu vực vùng đệm.

Đến nay tình trạng tác động vào rừng đã giảm thiểu rõ rệt, người dân không còn phá rừng, ngược lại họ biết trân trọng vốn quý, xem tài nguyên rừng như máu thịt.

Các lực lượng giữ rừng luôn dựa vào dân để tạo nên chuyển biến căn cơ. Ảnh: Khôi An.

Các lực lượng giữ rừng luôn dựa vào dân để tạo nên chuyển biến căn cơ. Ảnh: Khôi An.

Trạm quản lý bảo vệ rừng Châu Hồng thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên thiên Pù Huống có 4 thành viên được giao quản lý, bảo vệ gần 3.500 ha rừng các loại. Nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, nếu xao nhãng, lơ là cái giá phải trả rất đắt.

Xác định rõ ràng quan điểm, tư tưởng, bộ phận giữ rừng tại Trạm Châu Hồng luôn bám sát kế hoạch, chủ trương của tỉnh Nghệ An, của Sở NN-PTNT, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống để tạo ra sự chủ động cần thiết.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ đội ngũ không quản ngại khó khăn, kiên trì đi từng ngõ gõ cửa từng nhà, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân bản, từng bước phủ sóng các chính sách. Từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng, áp lực cơm áo gạo tiền của dân bản được giảm tải đi nhiều, công tác giữ rừng nhờ đó cũng hiệu quả hơn.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, ban giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.