| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần tại VRG

Thứ Sáu 17/12/2021 , 15:13 (GMT+7)

Hội nghị bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần vừa được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức tại TP.HCM.

VRG hiện đang có hơn 405 nghìn ha cao su ở trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Sơn.

VRG hiện đang có hơn 405 nghìn ha cao su ở trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Sơn.

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã diễn ra Hội nghị thực hiện bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn cùng 20 công ty TNHH MTV Cao su, 4 đơn vị sự nghiệp.

Tại hội nghị, VRG đã bàn giao Công ty mẹ - Tập đoàn cùng 20 công ty TNHH MTV Cao su, 4 đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai; các công ty cao su Dầu Tiếng, Phú Riềng, Bình Long, Lộc Ninh, Krông Buk, Ea H’leo, Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang, Kon Tum, Bình Thuận, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hương Khê Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nam Giang Quảng Nam; Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su; Tạp chí Cao su Việt Nam; Trung tâm Y tế Cao su; Viện Nghiên cứu Cao su VN.

Do bị ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, Tập đoàn có qui mô lớn và việc thực hiện cổ phần hóa (CPH) đồng thời 24 đơn vị thành viên 100% vốn Tập đoàn cùng với CPH Công ty mẹ - Tập đoàn, nên khối lượng công việc lớn. Tập đoàn đã thực hiện phù hợp với quy trình, qui định về việc chuyển doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp biểu dương nỗ lực, sự chủ động của Ban chỉ đạo cổ phần hóa (CPH), Tổ giúp việc CPH Tập đoàn đã quyết liệt, quyết tâm cao trong quá trình quyết toán và bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần (VRG) là Tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam với mức vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng (nhà nước chiếm 96,77%).

Tập đoàn có ngành nghề kinh doanh chính tập trung vào 5 lĩnh vực truyền thống, bao gồm: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su, khai thác gỗ củi cao su; sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao su; đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp trên đất cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; chuyển đổi đất trồng cao su để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để thực hiện chức năng này, Tập đoàn đang đầu tư vào 107 công ty con, trên địa bàn 34 tỉnh, thành phố trong nước và 2 nước bạn Lào, Campuchia. Trong đó có 65 công ty trồng cao su, 12 công ty chế biến gỗ, 7 công ty khu công nghiệp, 11 công ty công nghiệp và dịch vụ, 12 công ty thuộc ngành khác. Ngoài ra, Tập đoàn hiện đang đầu tư tài chính vào 27 công ty.

Đến cuối năm 2021, diện tích cao su của Tập đoàn đạt 405.051 ha, trong đó, diện tích trong nước đạt 288.400 ha, chiếm 30,5% diện tích cả nước, còn lại là tại Campuchia khoảng 90.000 ha và tại Lào khoảng 26.600 ha.

Sản phẩm của Tập đoàn được xuất khẩu và tiêu thụ trong nước để chế biến sản phẩm cao su như găng tay, nệm gối, băng tải, chỉ thun, bóng thể thao …

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.