| Hotline: 0983.970.780

Bản Hoắc gìn giữ Bộ Canh nông

Thứ Sáu 13/11/2020 , 20:56 (GMT+7)

Như bóng núi Chữ vẫn sừng sững bao quanh xóm làng, con suối Hoắc vẫn róc rách theo năm tháng, hơn 60 năm qua, người thôn Hoắc vẫn một lòng gìn giữ chiến khu xưa.

Sáng 7/11/2020, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (phải) cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT dâng hương tại Khu di tích quốc gia Bộ Canh nông tại thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Sáng 7/11/2020, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (phải) cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT dâng hương tại Khu di tích quốc gia Bộ Canh nông tại thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Tìm về dấu xưa

Giữa mênh mông nắng vàng ngày đầu đông con đường bê tông rộng 5m, hai bên đường ngập tràn các loài hoa đua nhau khoe sắc, khiến đường vào thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nơi có di tích Bộ Canh nông, nay là Bộ NN-PTNT dường như ngắn lại. Con đường mới được hoàn thiện và đưa vào sử dụng đầu năm 2020 và cũng là con đường kiểu mẫu của xã.

Thôn Hoắc nằm lọt thỏm trong thung lũng giữa 1 bên là núi Chữ và 1 bên là núi Hang Dúi. Nơi đây, trong giai đoạn 1952-1954 là nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Bộ Canh nông.

Trong giai đoạn này, Bộ Canh nông do đồng chí Nghiêm Xuân Yêm giữ chức vụ Bộ trưởng; đồng chí Trương Việt Hùng giữ chức vụ Thứ trưởng; đồng chí Lê Văn Ngươn giữ chức vụ Đổng lý văn phòng; đồng chí Lê Duy Thước giữ chức vụ Phó đổng lý văn phòng, đồng chí Nguyễn Đình Ngữ giữ chức vụ Đổng lý sự vụ.

Di tịch Bộ Canh nông tại thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Di tịch Bộ Canh nông tại thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Những năm tháng bao bọc cách mạng, có biết bao câu chuyện thấm đẫm nghĩa tình quân dân được các cụ già đầu tóc bạc phơ trong thôn kể lại.

Là câu chuyện ông Dương Quang Tý, nguyên là cán bộ xã Thái Bình những năm ấy được trực tiếp tiếp xúc, làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ thời kỳ ấy. Chuyện con cái của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ của Bộ học tập, vui đùa cùng trẻ em nơi chiến khu.

Là chuyện về cây mít đã vài trăm năm tuổi nằm bên bia di tích năm nào quả cũng lúc lỉu. Đặc biệt là mối tình của bà Phạm Thị Tư người dân xã Thái Bình với ông Nguyễn Văn Huệ cán bộ Bộ Canh nông thời bấy giờ.

Bà Tư năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ngày ấy bà mới đôi mươi, qua nhiều lần tiếp xúc với ông Huệ bà đem lòng yêu thương từ hồi nào. Rồi bà với ông Huệ nên vợ nên chồng.

Khi cơ quan Bộ Canh nông di chuyển về Hà Nội, thương vợ nuôi con nhỏ lại thường xuyên đau ốm, ông Huệ xin nghỉ việc ở Bộ rồi về làm tại xã Thái Bình để tiện đỡ đần người vợ trẻ ốm yếu và bầy con nhỏ dại. Đến nay câu nghĩa tình giữa bà và ông Huệ vẫn được người dân trong thôn nhắc lại mỗi khi nói về Bộ Canh nông.

Người “gác” di tích

Tôi thăm nhà ông Trần Xuân Phát ở thôn Hoắc trong một ngày đầu đông se lạnh. Ông Phát năm nay đã gần 70 tuổi cũng là từng ấy năm gắn bó với điểm di tích. Sở dĩ như vậy bởi vùng đồi có Khu di tích Bộ Canh nông nằm trên mảnh đất vốn là của gia đình ông.

Ngày thơ ấu, ông Phát đã được nghe người già trong thôn kể rằng, nơi đây trong những năm kháng chiến có các đồng chí lãnh đạo Bộ Canh nông ở và làm việc.

Đến ngày hôm nay, nơi đây vẫn còn 2 nền nhà, một nền nhà là nơi ở và làm việc của Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm và một nền nhà của Văn phòng Bộ Canh nông. Đặc biệt là cây mít mật cổ thụ, năm nào cũng trĩu quả.

Ông Phát và những người cao tuổi nhất trong làng cũng chẳng thể biết cây mít này được bao nhiêu năm tuổi. Chỉ biết những thế hệ như ông những ngày còn thơ ấu đã thấy cây mít sừng sừng bên đồi, gốc đã mấy người ôm không xuể, vỏ đã xù xì, rêu mốc.

Cây mít cổ thụ tại điểm di tích Bộ Canh nông. Ảnh: Đào Thanh.

Cây mít cổ thụ tại điểm di tích Bộ Canh nông. Ảnh: Đào Thanh.

Năm 2015, Di tích Bộ Canh nông được khánh thành. Di tích gồm các hạng mục như nhà bia di tích, khuôn viên di tích, vườn hoa, cây cảnh, cây cầu Mán đi vào di tích…

Di tích hoàn thành, ông Phát được giao nhiệm vụ trông coi, giữ gìn di tích. Năm nào cũng có những đoàn của Bộ NN-PTNT đến dâng hương, hỏi han chuyện di tích và chuyện làng, chuyện xã.

Ông Phát bảo rằng: Mình giữ gìn được di tích sạch đẹp cũng là giữ gìn bộ mặt cho con cháu mình. Đó là điểm giáo dục truyền thống cách mạng rất tốt cho thế hệ mai sau.

Thỉnh thoáng, ông cũng đón các đoàn học sinh tại các trường học trên địa bàn đến tham quan điểm di tích. Ông lại kể lại cho các cháu nghe về lịch sử của điểm di tích và ý nghĩa của nó.

Các cháu nghe ông kể vô cùng thích thú, rồi chúng hào hứng cùng giúp ông quét rọn lá, nhổ cỏ, tỉa hoa quanh khu di tích.

Trong những đoàn khách đến điểm di tích, ông Phát được đón cả những người thân của cố Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm.

Con của Bộ trưởng người ít cũng gần 70 tuổi, người nhiều tuổi đã ngoài 80. Mỗi lần lên thăm di tích, họ lại đến dâng hương tại điểm di tích; thăm bà con rồi ôn lại kỷ niệm những năm tháng được cùng bố lên xã Thái Bình sinh sống, học tập.

Chiến khu hôm nay

Gần 70 năm qua, xã Thái Bình hôm nay đổi thay bằng những con đường bê tông nối liền xóm làng; nhà văn hóa xây dựng khang trang; quốc lộ 37 được trải asphalt phẳng lỳ nối liền Tuyên Quang với các tỉnh Thái Nguyên - Yên Bái.

Tháng 5/2020, xã Thái Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đến cuối năm nay xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Xã Thái Bình đã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đang tiếp tục phấn đấu đạt nông thôn mới nâng cao trong năm 2020. Ảnh: Đào Thanh.

Xã Thái Bình đã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đang tiếp tục phấn đấu đạt nông thôn mới nâng cao trong năm 2020. Ảnh: Đào Thanh.

Hệ thống hạ tầng đổi mới, người dân Thái Bình đã nhẩm tính chuyện ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nổi bật là phong trào cải tạo vườn nhãn bản địa ghép với giống nhãn lồng Hưng Yên để nâng cao năng suất, chất lượng. Đến nay xã có 110 ha nhãn với tổng sản lượng đạt hơn 600 tấn/năm.

Được sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, của tỉnh Tuyên Quang xã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi gà lông màu, nuôi bò lấy thịt, nuôi ong mật theo hướng hàng hóa… khá hiệu quả.

Đến nay xã đã xây dựng HTX chăn nuôi ong với quy mô 2.000 đàn, sản lượng đạt 10.790 kg/năm; xây dựng 5 mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo. Ổn định diện tích rừng sản xuất hơn 1.600 ha, hằng năm xã khai thác, trồng mới khoảng 100 ha.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng trên 100 mô hình kinh tế chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật, trồng rừng theo tiêu chuẩn có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Phát triển sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ cũng được mở ra dọc theo quốc lộ 37 tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập.

Hiện thu nhập bình quân của xã đạt trên 39 triệu đồng/người/năm, xã chỉ có 8 hộ thuộc đối tượng bảo trợ và 47 hộ cận nghèo. Xã đang huy động tập trung mọi nguồn lực để đạt nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2020. 

Ngày 31/10/2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận di tích Bộ Canh nông là di tích lịch sử quốc gia (Quyết định số 3829/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013 về việc xếp hạng di tích quốc gia).

Khu di tích Bộ Canh nông được khởi công từ tháng 10/2014 và hoàn thành vào tháng 5/2015. Dự án có tổng mức đầu tư trên 3,7 tỷ đồng do các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ NN-PTNT đóng góp, gồm các hạng mục chính: Nhà lưu niệm, sân đường, cầu qua suối, hồ cảnh…

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…