| Hotline: 0983.970.780

Bán sản phẩm có truy xuất nguồn gốc là bán cả quy trình sản xuất

Thứ Năm 27/10/2022 , 13:46 (GMT+7)

Hậu Giang Truy xuất nguồn gốc giúp minh bạch hóa sản phẩm, bán sản phẩm có truy xuất nguồn gốc là bán cả quy trình sản xuất, giúp người mua yên tâm sử dụng.

Truy xuất nguồn gốc giúp minh bạch hóa sản phẩm

Sáng 27/10, tại TP Vị Thanh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hậu Giang tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc”.

Diễn đàn thu hút 250 đại biểu là nông dân, lãnh đạo hợp tác xã nông nghiệp thược các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Hậu Giang. Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc và ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang đồng chủ tọa diễn đàn.

Ông Lê Quốc Thanh (bên phải), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc và ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang đồng chủ tọa diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Quốc Thanh (bên phải), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc và ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang đồng chủ tọa diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

Tham luận tại diễn đàn, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhấn mạnh: Trong tiêu dùng rau quả quan trọng nhất là tính minh bạch, có tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất không có truy xuất nguồn gốc ít nhất 20%. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày nay có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm hơn về chất lượng.

Truy xuất nguồn gốc xuất xứ đã và đang là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta cung cấp hàng hóa ra những thị trường thế giới. Đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác. Qua đó, giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Ông Lê Quốc Thanh (hàng đầu, bên phải), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm trứng gia cầm và nấm rơm của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong - Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Quốc Thanh (hàng đầu, bên phải), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm trứng gia cầm và nấm rơm của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong - Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Đại diện Công ty cổ phần iCheck thông tin cần phân biệt truy xuất nguồn gốc khác với truy xuất thông tin sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm được hiểu một cách chung nhất là: “Khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối”. Với 5 điều kiện cần là: Xem được đầy đủ thông tin về sản phẩm theo quy định lưu hành và công bố sản phẩm. Truy xuất được chuỗi liên kết tạo ra giá trị sản phẩm. Xem được chỉ dẫn địa lý của vùng sản xuất ra sản phẩm. Xem được các giấy tờ và các chứng nhận về thành phần, chất lượng và các công nhận về sản phẩm. Chứng minh được lịch sử sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm thông qua nhật ký hoạt động điện tử được đóng góp bởi tất cả các thành viên trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.      

Để thuận tiện cho người tiêu dùng quốc tế khi xuất khẩu hàng hóa, yêu cầu tem truy xuất nguồn gốc còn phải chuyển đổi được ngôn ngữ thể hiện theo từng quốc gia mà hàng xuất đến.                   

Chuyển giao công nghệ mới cho nhà nông

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, là tỉnh thuần nông, Hậu Giang có diện tích đất nông nghiệp khoảng 134.000 ha, với thế mạnh về phát triển cây lúa, cây ăn trái, rau màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi heo và gia cầm. Do đó, trong xây dựng mô hình canh tác về nông nghiệp để chuyển giao đến người nông dân, ngành nông nghiệp luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và gắn với truy xuất nguồn gốc. Thông qua các mô hình khuyến nông và gắn kết giữa nhà thu mua nông sản với nông dân, có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, những sản phẩm đạt những tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

“Hậu Giang luôn xem khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là vấn đề sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc là công cụ hàng đầu để chuyển giao đến người nông dân”, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang Trần Chí Hùng nói.

Các đại biểu tham gia diễn đàn dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của các đơn vị tại Hậu Giang sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham gia diễn đàn dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của các đơn vị tại Hậu Giang sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyên nông Quốc gia chia sẻ: Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ tốn nguồn lực đầu tư. Như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất, nếu giá bán sản phẩm không tăng lên thì là thất bại. Vì vậy, cần có chính sách, giải pháp bảo vệ người sản xuất đạt chuẩn, minh bạch sản phẩm tìm được thị trường tiêu thụ hiệu quả hơn. Không thể chấp nhận tình trạng thị trường lẫn lộn, sản phẩm sản xuất sạch theo quy trình chuẩn cũng bán như sản phẩm sản suất truyền thống.

Sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao gắn với truy xuất nguồn gốc của Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát - Hậu Giang, đang có thị trường tiêu thụ rất tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao gắn với truy xuất nguồn gốc của Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát - Hậu Giang, đang có thị trường tiêu thụ rất tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Tùy theo mục tiêu thị trường tiêu thụ mà người sản xuất hướng tới thì sẽ ứng dụng quy trình sản xuất nào là phù hợp, đầu tư công nghệ cỡ nào là vừa. Nếu đầu tư quá cao sẽ dẫn đến lãng phí. Vì vậy, trước khi đầu tư sản xuất nhà nông cần tìm hiểu kỹ quy trình, liên hệ với ngành chuyên môn, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ để được tư vấn hiệu quả.

“Chúng ta phải hướng đến một nền sản xuất minh bạch và bán sản phẩm từ quy trình sản xuất ra sản phẩm đó. Phải định hướng đến một nền nông nghiệp minh bạch. Mà muốn minh bạch thì phải ứng dụng công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc. Lợi ích của truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi là người sản xuất tăng lên về giá bán, người tiêu dùng yên tâm vì mua đúng sản phẩm đạt chất lượng”, Giám đốc Trung tâm Khuyên nông Quốc gia Lê Quốc Thanh. 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm